Một số kỹ năng quan trọng cần nắm khi viết thư trong tiếng Đức

Viết thư là một trong những kỹ năng không thể thiếu khi học tiếng Đức, đặc biệt nếu bạn đang ôn luyện cho kỳ thi hoặc cần sử dụng trong công việc, học tập. Tuy nhiên, không ít người học dù nắm được ngữ pháp cơ bản vẫn lúng túng khi bắt đầu một bức thư. Làm sao để trình bày mạch lạc, dùng đúng ngôn ngữ và truyền đạt ý rõ ràng? Trong bài viết dưới đây, Phuong Nam Education sẽ giúp bạn nắm được cách viết thư tiếng Đức một cách hiệu quả và thực tế.

Các loại thư phổ biến trong tiếng Đức

Trong tiếng Đức, thư thường được chia thành hai loại chính: thư trang trọng (formeller Brief) và thư thân mật (informeller Brief). Mỗi loại sẽ có cách trình bày và ngôn ngữ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và đối tượng người nhận.

Thư trang trọng (formeller Brief) 

Thường dùng trong môi trường công việc, hành chính hoặc với người chưa quen biết. Một số dạng phổ biến gồm: thư xác nhận hoặc từ chối lịch hẹn (Bestätigung / Absage), thư xin việc (Bewerbungsschreiben), thư yêu cầu thông tin (Informationsanfrage), thư khiếu nại (Beschwerdebrief),...

Đặc trưng là sử dụng ngôn ngữ lịch sự, cấu trúc rõ ràng, ví dụ như: “Sehr geehrte Damen und Herren”, “Ich möchte mich erkundigen…”,...

Người học cần phân biệt được các loại thư trong tiếng Đức để sử dụng từ ngữ cho phù hợp

Thư thân mật (informeller Brief)

Đây là loại thư dành cho bạn bè, người thân hoặc những người bạn đã quen biết từ trước. Nội dung thường mang tính cá nhân, gần gũi và thoải mái hơn. Một số dạng thư phổ biến gồm: thư hỏi thăm (Brief an einen Freund), thư mời (Einladung), thư cảm ơn (Dankesbrief), thư chia sẻ tâm sự (Persönlicher Brief),...

Khi viết thư thân mật, bạn có thể sử dụng từ ngữ đời thường, đôi khi có thể dùng cấu trúc đơn giản hơn, và cách xưng hô như “du”, “liebe/r” được sử dụng thay vì “Sie”. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo câu cú rõ ràng, mạch lạc và chính tả chính xác.

Tìm hiểu bố cục chuẩn khi viết thư tiếng Đức

Một bức thư tiếng Đức thông thường sẽ bao gồm các phần sau:

  • Địa điểm, ngày tháng: Đặt ở góc trên bên phải (ví dụ: Berlin, den 3. Juli 2025)
  • Lời chào mở đầu: Trang trọng (Sehr geehrte Damen und Herren) hoặc thân mật (Liebe Anna)
  • Phần nội dung chính: Trình bày mục đích, thông tin chi tiết và mong muốn
  • Lời kết: Tùy theo mức độ trang trọng mà sử dụng (Mit freundlichen Grüßen hoặc Liebe Grüße)
  • Chữ ký: Có thể kèm theo tên đầy đủ hoặc chỉ tên riêng nếu là thư thân mật

Một bức thư tiếng Đức đúng chuẩn cần dễ hiểu và thể hiện một cách hợp lý các nội dung với nhau

Việc biết cách sắp xếp nội dung rõ ràng theo từng đoạn sẽ giúp người đọc dễ hiểu và đánh giá cao sự chuyên nghiệp trong thư của bạn. Tuy nhiên, cấu trúc các bức thư tiếng Đức có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích và mối quan hệ giữa người nhận & người gửi.

Người học tiếng Đức cần lưu ý gì khi viết thư bằng tiếng Đức?

Viết thư là kỹ năng quan trọng trong việc học tiếng Đức, đặc biệt khi tham gia các kỳ thi trình độ hay sử dụng trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Để viết được một bức thư rõ ràng, đúng ngữ cảnh và đạt yêu cầu, người học cần ghi nhớ những lưu ý sau:

Xác định đúng mục đích và đối tượng người nhận

Trước khi viết, bạn cần biết rõ mình đang viết thư để làm gì và gửi cho ai. Điều này quyết định bạn nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng hay thân mật. Ví dụ, viết cho cơ quan, giáo viên, nhà tuyển dụng thì cần dùng lối viết trang trọng. Trong khi đó, viết cho bạn bè hay người thân có thể thoải mái hơn, ngôn ngữ tự nhiên hơn.

Chọn ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh

Dù là thư trang trọng hay thân mật, bạn cũng cần dùng từ ngữ chính xác, mẫu câu rõ ràng. Thư trang trọng cần ngôn ngữ lịch sự như: “Ich möchte mich erkundigen…”, “Könnten Sie bitte…”,... Thư thân mật thì nhẹ nhàng, gần gũi: “Wie geht es dir?”, “Ich wollte dir kurz schreiben…”,...

Chú ý chính tả và ngữ pháp tiếng Đức

Tiếng Đức yêu cầu cao về chính tả, đặc biệt là việc viết hoa danh từ, chia động từ đúng thì, sử dụng giới từ chính xác. Sai chính tả hay ngữ pháp tiếng Đức có thể làm thay đổi nghĩa và gây hiểu nhầm. Vì vậy, hãy dành thời gian kiểm tra kỹ trước khi gửi.

Cần chú ý rà soát lại các lỗi chính tả trước khi hoàn tất & gửi thư tiếng Đức

Viết ngắn gọn, rõ ý, không lan man

Trình bày mạch lạc là yếu tố quan trọng khi viết thư. Mỗi đoạn nên tập trung vào một nội dung cụ thể, tránh viết dài dòng hoặc lặp ý. Càng rõ ràng, bức thư càng dễ được đánh giá cao.

Cách viết thư tiếng Đức hiệu quả: Nên bắt đầu từ đâu?

Với nhiều người học, kỹ năng viết thư tiếng Đức thường là phần gây khó khăn nhất trong kỳ thi hoặc khi cần giao tiếp bằng văn bản. Dưới đây là cách viết thư hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

Đọc kỹ đề bài hoặc xác định rõ tình huống

Nếu bạn đang luyện viết thư tiếng Đức để thi B1 & B2, hãy đọc kỹ yêu cầu: thư gửi cho ai, để làm gì, có những điểm nào cần đề cập. Đừng vội viết ngay mà hãy vạch ra các ý chính. Nếu viết thư thực tế (ví dụ viết email cho công ty, xin lịch hẹn, hỏi thông tin), bạn cũng cần xác định rõ mục đích để dùng đúng giọng điệu.

Chia bố cục thư thành 3 phần rõ ràng

Một bức thư với đầy đủ bố cục cơ bản sẽ giúp bạn ghi điểm với người đọc. Bố cục rõ ràng sẽ giúp người đọc dễ theo dõi và giúp bạn không bỏ sót ý. Vì vậy, khi viết thư, bạn cần có:

  • Mở đầu: Lý do viết thư. Ví dụ: Ich schreibe Ihnen, weil ich mich für den Deutschkurs interessiere...
  • Thân bài: Trình bày thông tin chính, yêu cầu cụ thể.
  • Kết luận: Nêu mong muốn, cảm ơn và lời chào kết. Ví dụ: Ich freue mich auf Ihre Rückmeldung. Mit freundlichen Grüßen…

Dùng mẫu câu quen thuộc để tiết kiệm thời gian

Khi luyện thi, việc ghi nhớ một số mẫu câu thông dụng sẽ giúp bạn viết nhanh hơn và đúng hơn. Ví dụ:

  • Ich hätte eine Frage zu… (Tôi có một câu hỏi về…)
  • Könnten Sie mir bitte sagen, ob… (Ngài có thể vui lòng cho tôi biết liệu…)

Bạn có thể chuẩn bị sẵn một bộ mẫu câu cho từng tình huống: hỏi thông tin, xin lỗi, đặt lịch hẹn,... để khi cần chỉ việc áp dụng.

Hãy học thuộc một số mẫu câu thông dụng để áp dụng vào bài viết thư tiếng Đức

Đừng quá cầu kỳ – hãy viết đơn giản mà đúng

Người học thường lo lắng phải viết hay, dùng từ vựng cao siêu. Nhưng thực tế, trong các bài thi hay tình huống thực tế, điều quan trọng hơn là viết rõ ràng, đúng ngữ pháp và đi thẳng vào nội dung. Càng vòng vo, bạn càng dễ mắc lỗi.

Tập viết thư ngắn mỗi tuần để hình thành phản xạ

Bạn không cần chờ đến khi học xong cả bài ngữ pháp mới luyện viết. Hãy bắt đầu với những mẫu thư ngắn: hỏi thăm bạn bè, đặt câu hỏi cho trường học, xin lịch hẹn khám bệnh,... Viết đều đặn mỗi tuần 1–2 thư sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh.

Việc nắm vững các nguyên tắc và kỹ năng cần thiết khi viết thư, người học tiếng Đức sẽ tự tin hơn trong việc hoàn thiện bài thi, cũng như sử dụng ngôn ngữ này một cách chính xác trong đời sống thực tế. Phuong Nam Education mong rằng những thông tin chia sẻ phía trên sẽ giúp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách viết một bức thư hoàn chỉnh trong tiếng Đức.

Là một trong những trung tâm đào tạo tiếng Đức có bề dày kinh nghiệm, Phuong Nam Education đã & đang triển khai nhiều khóa học tiếng Đức phù hợp với mọi trình độ, giúp bạn phát triển đồng đều cả bốn kỹ năng – đặc biệt là kỹ năng viết, một phần quan trọng được sử dụng nhiều trong học tập, công việc và đời sống.

Giáo viên tại Phuong Nam Education tận tình chỉnh sửa từng lỗi sai cho học viên

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể đến địa chỉ 357 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TP.HCM hoặc liên hệ ngay số Hotline: 1900 7060 - 028 3622 8849 để được Phuong Nam Education tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Tags: Tiếng Đức, học tiếng Đức, viết thư tiếng Đức, cách viết thư tiếng Đức, ngữ pháp tiếng Đức

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

05 bộ giáo trình học tiếng Đức B1 phổ biến và hiệu quả
05 bộ giáo trình học tiếng Đức B1 phổ biến và hiệu quả

Trong bài viết dưới đây, Phuong Nam Education sẽ giới thiệu cho bạn 05 bộ giáo trình học tiếng Đức trình độ B1 phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.

Tổng hợp những thông tin bạn cần biết khi chuẩn bị thi B1 tiếng Đức
Tổng hợp những thông tin bạn cần biết khi chuẩn bị thi B1 tiếng Đức

Cùng Phuong Nam Education tìm hiểu những thông tin cần thiết về kỳ thi B1 tiếng Đức để sắp xếp một lộ trình ôn tập thật hiệu quả nhé!

Tổng hợp những kiến thức cần nắm khi bắt đầu học tiếng Đức B1
Tổng hợp những kiến thức cần nắm khi bắt đầu học tiếng Đức B1

Mọi thắc mắc của bạn về tiếng Đức B1 sẽ được Phuong Nam Education giải đáp trong bài viết dưới đây

Relativpronomen - Đại từ quan hệ
Relativpronomen - Đại từ quan hệ

Đại từ quan hệ trong tiếng Đức là gì, cách dùng ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Zalo chat