05 quy tắc ngữ pháp quan trọng mà bạn cần nhớ khi học tiếng Đức
Học tiếng Đức, đặc biệt là học ngữ pháp tiếng Đức có thể ví như hành trình khám phá một thế giới mới đầy thú vị, thách thức. Từ những quy tắc về giống danh từ đến trật tự từ trong câu, các ngữ pháp, cấu trúc tiếng Đức đều được sắp xếp, hệ thống một cách chặt chẽ và có logic. Để thực sự nắm vững và tự tin giao tiếp, việc hiểu và áp dụng các quy tắc ngữ pháp là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Phuong Nam Education sẽ giúp bạn khám phá 05 quy tắc ngữ pháp "vàng" giúp bạn vượt qua những thách thức ban đầu và tiến xa trên hành trình này.
Danh từ chiếm tỷ lệ lớn trong số lượng từ vựng tiếng Đức và được hình thành theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt, các danh từ trong tiếng Đức dù xuất hiện ở đầu, giữa hay cuối câu thì chúng luôn được viết hoa. Việc danh từ luôn viết hoa không chỉ là một nguyên tắc quan trọng mà còn giúp người đọc dễ dàng nhận diện và hiểu được cấu trúc câu tiếng Đức nhanh chóng hơn do không phải mất công phân biệt cái nào là động từ, tính từ cái nào là danh từ,...
Ví dụ: Der Hund (Con chó); Die Stadt (Thành phố); Das Buch (Cuốn sách)
Danh từ tiếng Đức luôn được viết hoa
Khác biệt với tiếng Anh, các danh từ trong tiếng Đức sẽ được chia thành các giống riêng biệt. Có ba cách chia giống cho danh từ, bao gồm: der (giống đực), die (giống cái), và das (giống trung).
Ví dụ:
Cách chia các giống trong tiếng Đức có ảnh hưởng rất nhiều đến cách dùng mạo từ và tính từ khi đứng trước danh từ. Giống của các danh từ tiếng Đức sẽ được xác định bởi mạo từ kèm theo. Tuy nhiên, chỉ có một số đuôi từ là bạn có thể phân biệt được giống nào của danh từ, đại đa số các danh từ khác bạn buộc phải học thuộc để có thể sử dụng cho đúng. Ngoài ra, nhiều danh từ mượn từ tiếng Anh sẽ được phân thành giống trung như: das Smartphone, das Radio hay das Internet,...
Từ vựng được chia thành các giống trong tiếng Đức
Việc hiểu rõ về giống của danh từ ngay khi bắt đầu học tiếng Đức là điều cực kỳ quan trọng, bởi nó còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề như chọn đại từ, chia từ theo cách, chia đuôi tính từ,... khi học ngữ pháp tiếng Đức khác sau này.
Một trong những quy tắc ngữ pháp cơ bản và quan trọng mà người học tiếng Đức cần phải nhớ là động từ thường đứng ở vị trí thứ hai trong câu. Điều này có nghĩa là, dù câu bắt đầu bằng chủ ngữ, tân ngữ, hay một thành phần khác, thì động từ chính của câu luôn đứng thứ hai. Nói một cách cụ thể hơn, động từ đứng ở vị trí thứ hai không có nghĩa là từ thứ hai của câu, mà là ngay sau vị trí thứ nhất (có thể ngắn như “heute” mà cũng có thể dài như “meine Freunde und ich”).
Ví dụ:
Chủ ngữ “Ich” ở vị trí đầu tiên, và động từ “gehe” ở vị trí thứ hai.
Ở đây, thành phần “Heute” đứng đầu, nhưng động từ “gehe” vẫn giữ nguyên ở vị trí thứ hai.
Trong những trường hợp đặc biệt như câu hỏi, câu cầu khiến hay câu phụ thì động từ tiếng Đức sẽ có vị trí đứng khác đi.
Ví dụ:
Trong trường hợp này, động từ “gehst” đứng đầu câu.
Đại từ “bạn” trang trọng trong tiếng Đức sẽ được thể hiện qua từ "Sie". Đây là đại từ nhân xưng dùng khi bạn muốn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với người khác, đặc biệt là người lớn tuổi, người không quen biết, cấp trên, hoặc trong môi trường làm việc, giao tiếp chính thức. Đối với tiếng Đức, “du” thể hiện mối quan hệ quen thuộc, gần gũi như bạn bè, gia đình, người cùng lứa,... còn “Sie” sẽ thể hiện mối quan hệ trang trọng hơn như là người lớn tuổi, đồng nghiệp, giáo viên, người mới gặp/người không quen biết,...
Đại từ mang tính trang trọng "Sie" luôn được viết hoa, dù ở bất kỳ vị trí nào trong câu, để phân biệt với đại từ "sie" (cô ấy hoặc họ). Động từ đi kèm với "Sie" luôn chia theo ngôi thứ ba số nhiều. Ví dụ như:
Cần lưu ý đại từ trang trọng “Sie” (bạn) khi học tiếng Đức
Hãy luôn ghi nhớ rằng đây là quy tắc quan trọng khi giao tiếp với người Đức vì bạn sẽ bị đánh giá là bất lịch sự khi dùng “du” với người lạ, người lớn tuổi,... và sẽ khá xa cách và không tự nhiên khi dùng Sie với bạn bè, người nhà, người yêu.
Động từ trong tiếng Đức thay đổi tùy theo ngôi và thời. Các ngôi nhân xưng khác nhau sẽ yêu cầu động từ có cách chia khác nhau. Ví dụ với động từ “sein” (là):
Cần chú ý cách chia động từ khi học ngữ pháp tiếng Đức
Dù ngữ pháp tiếng Đức đôi khi có vẻ phức tạp và khó hiểu nhưng việc làm quen và nắm 05 quy tắc này sẽ giúp bạn viết và giao tiếp tiếng Đức hiệu quả. Hãy coi ngữ pháp như những mảnh ghép mà bạn dần dần xếp lại để tạo nên bức tranh toàn cảnh trên hành trình chinh phục tiếng Đức. Và một khi bạn đã vượt qua được những trở ngại ban đầu, tiếng Đức sẽ trở thành công cụ để bạn học tập, khám phá những điều thú vị về tiếng Đức, cũng như mở ra nhiều cơ hội mới trong công việc và cuộc sống.
Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo tiếng Đức, Phuong Nam Education mang đến một môi trường học tiếng Đức hiệu quả với các lớp tiếng Đức đa dạng khung giờ, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu học viên.
Phuong Nam Education là một trong những trung tâm đào tạo tiếng Đức được nhiều bạn trẻ tin chọn hiện nay
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận lịch khai giảng gần đây nhất, bạn có thể đến địa chỉ 357 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TP.HCM hoặc liên hệ ngay số Hotline: 1900 7060 để được Phuong Nam Education tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Tags: Học tiếng Đức, ngữ pháp tiếng Đức, danh từ tiếng Đức, động từ tiếng Đức, các giống trong tiếng Đức
THƯ VIỆN LIÊN QUAN
Trong bài viết này, Phuong Nam Education sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần lưu ý về số trong tiếng Đức.
Trong bài viết này, Phuong Nam Education sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về kỳ thi A1 tiếng Đức
Qua bài học về ngữ pháp Imperativ - câu mệnh lệnh trong tiếng Đức, người học sẽ biết cách dùng và cách cấu tạo nên một câu mệnh lệnh đúng. Hãy cùng...
Khi sử dụng động từ trong tiếng Đức, bên cạnh việc người học phải chú ý đến cách chia động từ cho phù hợp với từng ngôi, từng thì và từng thời thì...
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
| Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán | Quy định chung
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG