Những khó khăn khi học tiếng Đức

Học ngoại ngữ chưa bao giờ là một việc dễ dàng, có nhiều ngôn ngữ rất khó học và những quy tắc của nó khác hẳn với thứ ngữ pháp mà chúng ta từng biết. Những nhà ngôn ngữ học đã tổng kết ra năm ngôn ngữ khó học nhất đó là tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hungary và Nhật Bản .

Như chúng ta đã biết tiếng Việt được thành lập dựa trên bảng chữ cái la tinh, đây cũng là bảng chữ cái phổ biến nhất trên thế giới mà ai ai cũng biết và quen thuộc cả. Cái khó là về phần ngữ pháp và luyến láy trong cách phát âm thôi. Nhưng chúng ta đang nói đến tiếng Đức ngôn ngữ mẹ đẻ của đất nước sinh ra những cỗ xe tăng bọc thép. Nếu có bạn nào đang có dự định đi du học Đức thì hãy yên tâm  nhé, tiếng Đức không phải là ngôn ngữ khó nhất đâu. 

 
Vì sao học tiếng Đức rất khó?
Vì sao học tiếng Đức rất khó?

Một số lý do khiến mọi người ngại ngùng khi học tiếng Đức đó là:

>> Xem thêm: http://hoctiengduc.com/n39/Bi-quyet-hoc-tieng-duc-hieu-qua.html

1) Động từ trong tiếng Đức:

Tiếng Đức giống với tiếng Anh ở chỗ là bạn phải chia động từ cho các ngôi. Khi bắt đầu học tiếng Đức bạn chắc chăn sẽ bỡ ngỡ với cách chia động từ này vì trong tiếng Việt chúng ta không cần chia như vậy. Bạn bắt buộc phải nhớ cách chia động từ cho từng ngôi : ich, er, es, du, sie, ihr … Và dĩ nhiên tiếng Đức cũng bao gồm các quy tắc chia động từ nhất định giống như tiếng Anh, ví dụ như động từ ở các ngôi ,Sie, wir sẽ là động từ nguyên thể, động từ đi với ngôi ,er, sie, es "(ngôi thứ ba số ít) sẽ được kết thúc bằng ,t..."

Tuy nhiên, tiếng Đức cũng có nhiều động các từ bất quy tắc, khi đứng trước các động từ này thì mọi quy tắc sẽ trở thành vô dụng. Bởi vậy bạn chỉ có một cách duy nhất đó là học thuộc chúng và bạn cũng nên tham khảo những kinh nghiệm học tiếng Đức của các bậc tiền bối đã chinh phục thành công tiếng Đức nhé.

2) Các thành phần câu trong tiếng Đức có thể đổi vị trí cho nhau qua động từ được chia

Tiếng Đức có thể hoán đổi vị trí của các chủ ngữ và thành phần khác qua động từ đã được chia, tiếng Việt thì nói theo trình tự Chủ ngữ - Vị ngữ - Thành phần bổ sung không thể hoán vị được. Điều này cũng là một trong những khó khăn đối với những ai mới bắt đầu học tiếng Đức.

3) Các cấu trúc câu trong tiếng Đức phức tạp

Động từ được chia và các động từ khác tạo thành khung văn phạm trong tiếng Đức. Trong khung văn phạm này người ta có thể nhét vào đấy rất nhiều thứ ví dụ như câu trong câu, nhiều lớp, nhiều tầng tạo thành câu phức có thể dài cả trang. Nếu không có kiến thức văn phạm tốt bạn sẽ không thể hiểu được các câu phức này dù rằng bạn hiểu được tất cả từ riêng biệt trong câu. Vì vậy, chúng ta có thể học tiếng Đức giao tiếp một cách dễ dàng nhưng rất khó để hiểu được văn tự Đức, nhất là kỹ năng viết tiếng Đức lại càng khó hơn rất nhiều do sự biến đổi phức tạp của các loại từ.

4) Danh từ trong tiếng Đức có thể ghép lại từ nhiều các loại từ khác nhau

Khi học tiếng Đức bạn sẽ thấy có những danh từ dài đến 60 chữ
Khi học tiếng Đức bạn sẽ thấy có những danh từ dài đến 60 chữ
 
>> Có thể bạn muốn biết: http://hoctiengduc.com/

Khi học tiếng Đức chúng ta có thể ghép nhiều từ thành một danh từ mới có nghĩa rất phức tạp và đôi khi dài đến 50, 60 chữ lại với nhau. Trong tiếng Đức đã từng có từ dài nhất với 63 chữ cái  Rindfleischetikettierungsüberwachungsaufgabenübertragungsgesetz" ( dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “luật về chuyển trách nhiệm giám sát việc dán nhãn mác thịt bò”) trông khá đồ sộ phải không nào. Và một điều cuối cùng đó là danh từ trong tiếng Đức luôn viết hoa, dù số ít hay số nhiều.

5) Trong tiếng Đức có ba giống

Những danh từ trong tiếng Đức gồm có giống đực (der - Maskulinum), giống trung (das – Neutrum), giống cái (die - Femininum). Nhưng trong tiếng Việt thì không có "giống" rõ ràng. Đây là lí do người đọc nên học cả giống và từ chứ không chỉ học từ riêng mà thôi, vì những giống này có thay đổi theo từng loại ngữ pháp.

6) Các tính từ trong tiếng Đức

Trong tiếng Việt của chúng ta thì tính từ luôn đứng sau danh từ và không thay đổi theo giống, số và cách. Tính từ trong tiếng Đức thì khác đa số đứng trước danh từ và biến đổi theo từng cách của danh từ.

7) Cách đọc số khi học tiếng Đức

Khi ta đọc số hàng chục trong tiếng Đức thì ta đọc số hàng đơn vị trước rồi sau đó mới đến số hàng chục. Ví dụ  số 23 được đọc là “dreiundzwanzig“. Nhưng khi viết thì ta phải viết số hai trước và số ba sau. Điều này tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng thực chất nó gây ra khó chịu không chỉ với người nước ngoài học tiếng Đức mà còn ngay cả với những người bản xứ. 

Trên đây là một số điểm khác biệt của tiếng Đức với tiếng Việt. Những người mới bắt đầu học tiếng Đức sẽ cảm thấy rất khó khăn để làm quen với các quy tắc này nhưng không có nghĩa là không thể quen được.

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

Những điều bạn cần lưu ý khi học tiếng Đức cấp tốc để đi du học hoặc lấy chứng chỉ
Những điều bạn cần lưu ý khi học tiếng Đức cấp tốc để đi du học hoặc lấy chứng chỉ

Trong bài viết này, Phuong Nam Education sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều cần lưu ý học tiếng Đức cấp tốc.

05 lỗi phát âm mà người Việt hay mắc phải khi học tiếng Đức
05 lỗi phát âm mà người Việt hay mắc phải khi học tiếng Đức

Cùng Phuong Nam Education điểm qua 05 lỗi phát âm phổ biến mà người Việt thường mắc phải khi học tiếng Đức để từ đó cải thiện phát âm của hiệu quả...

05 tiêu chí quan trọng khi chọn trung tâm tiếng Đức
05 tiêu chí quan trọng khi chọn trung tâm tiếng Đức

Cùng Phuong Nam Education tìm hiểu ngay 05 tiêu chí quan trọng giúp bạn xác định trung tâm tiếng Đức uy tín, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của...

Tìm hiểu về bàn phím tiếng Đức và cách sử dụng trên máy tính, điện thoại
Tìm hiểu về bàn phím tiếng Đức và cách sử dụng trên máy tính, điện thoại

Cùng Phuong Nam Education tìm hiểu về bàn phím tiếng Đức cũng như cách cài đặt sử dụng chúng trên điện thoại, máy tính để phục vụ cho quá trình học...

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Zalo chat