Ludwig van Beethoven

Đằng sau mỗi thiên tài là một bi kịch. Cuộc đời của Beethoven ngay từ lúc bắt đầu đã là một bi kịch. Nhưng vượt lên tấn bi kịch của cuộc đời, âm nhạc của Beethoven lại là một tình yêu bất diệt với con người. Nếu thế giới âm nhạc được ví như thế giới Olymp của 12 vị thần bất tử, thì chỉ có ngai vàng của thần Zeus mới xứng đáng với Beethoven. Hơn tất cả những nhà soạn nhạc khác trong lịch sử nhân loại, Beethoven luôn sừng sững một tượng đài khiến người đời ngưỡng mộ và trân trọng.

Ludwig van Beethoven

Ludwig van Beethoven

Chương 1 - Từ những ngọn roi của người cha tới thành phố Vienna hoa lệ

1.Tuổi thơ dữ dội
Ludwig van Beethoven sinh ở Bonn ngày 17/12/1770 tại ngôi mà số 515 Bonngasse trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Ông nội của ông, cũng tên Ludwig van Beethoven, là chỉ huy dàn nhạc hoàng cung ở Bonn. Ông là người đã truyền cho cháu nội của mình tình yêu với âm nhạc. Ông là người đầu tiên đã giúp cậu bé Ludwig làm quen với những phím đàn và những bài ca bằng giọng nam trung ấm áp. Năm 4 tuổi người ông mà Ludwig vô cùng yêu quý này qua đời. Ông để lại cho cháu mình một cây đàn đại dương cầm mà mãi đến 6 tuổi cậu bé mới có thể tự mình chạm tới những phím đàn.

>>> Xem thêm: Bạn có nên học tiếng Đức không?

Cha của Ludwig là Johann von Beethoven, cũng là một nhạc sĩ. Ông là một người thiếu tài năng. Nhờ quan hệ của người cha, ông được nhận vào hát giọng nam cao trong dàn nhạc cung đình. Là một người đàn ông sống thiếu trách nhiệm và luôn cảm thấy túng thiếu về tiền bạc, Johann van Beethoven nhận thấy ở người con trai một tài năng tiềm ẩn. Ông quyết định dạy đàn cho Ludwig một cách cẩn thận với tham vọng lớn lao rằng Ludwig là một đứa trẻ phi thường. Cũng chính vì thế mà tuổi thơ của Beethoven, ấn tượng về sự nghèo khổ thì ít mà những tổn thương về mặt tinh thần thì nhiều. Những trò ngược đãi của người cha vẫn còn được nhắc tới ngày hôm nay còn khá nhiều. Như chuyện ông buộc Ludwig phải ngồi liên tục suốt 4 tiếng đồng hồ trước cây đàn piano, hoặc phải kéo violon mà ko được phép nghỉ ngơi. Cha của ông là một kẻ hung tợn và nghiện rượu nặng, người thường về nhà rất muộn sau khi say mềm và kéo đứa con Ludwig ra khỏi giường để "nện " những bài tập âm nhạc vào cái đầu còn đang ngái ngủ của thằng bé. Người ta còn cho rằng người cha đã ép buộc con trai mình chơi violon để giải trí với những người bạn rượu. Nhưng thực tế thì trong số những người bạn rượu đó của Johann, ông ta cũng tìm được một người thầy cho Ludwig. Ông thầy đầu tiên này của cậu là một kẻ lập dị nhưng ko thiếu tài năng. Ông đã dạy cho Ludwig những kĩ thuật rất cơ bản của một nghệ sĩ dương cầm. Mặc dù vậy, sự luyện tập khắc nghiệt của người cha đã khiến Ludwig chán nản và thậm chí cậu đã cố tình đàn kém đi để ko phải học đàn nữa.

Nhưng ngoài người cha khắc nghiệt ấy, Ludwig còn có một người mẹ. Người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp dưới, đã từng là đầu bếp cho một gia đình quý tộc này là một người phụ nữ can đảm và dịu dàng. Bà luôn động viên Ludwig vào những lúc cậu chán nản, là người hoà giải những cuộc xung đột của hai cha con cậu. Chính vì thế mà sự ngược đãi đã ko thể ngăn cản cậu bé Ludwig phát triển sự nhậy cảm và tình yêu đối với âm nhạc. Đến năm 12 tuổi, Ludwig đã đọc được rành rẽ những bản nhạc, và có thể diễn tấu đàn piano cổ, đàn violon và đàn phong cầm lớn. Trong sự huấn luyện cưỡng bách ấy, thiên tài Beethoven đã nhận thức được : Chỉ cần ko chịu khuất phục khó khăn, thì cái gì cũng vượt qua được, số phận bi thảm cũng dần dần hoá giải. Sự tàn bạo của người cha đã khiến Beethoven sau này trở nên cô độc và bưởng bỉnh khi bắt đầu mắc bệnh. Nhưng song song với sự phát triển cá tính đó, có những người khác đã xuất hiện và khiến cho âm nhạc của ông có thể gây xúc động lòng người

Ludwig đã có buổi biểu diễn đầu tiên của mình với tư cách một nghệ sĩ piano khi cậu mới 8 tuổi trong buổi diẽn tấu được tổ chức tại Cologe. Một năm sau hay lâu hơn một chút, nhà soạn nhạc Christian Gottlob Neefe tiếp tục công việc dạy âm nhạc cho cậu bé. Đó là sụ huấn luyện có hệ thống về biểu diễn piano và soạn nhạc. Những gì xảy ra sau đó khá thuận lợi. Ch.G.Neefe - nghệ sĩ dương cầm của dàn nhạc cung đình ở Bonn - giới thiệu cho Beethoven làm quen với âm nhạc Bach và Mozart. Beethoven cảm thấy vô cùng tự hào khi bản biến tấu thứ 9 cho piano cung C thứ được xuất bản, và sau đó được ghi tên vào danh sách những người nổi tiếng ở Leipzig với cái tên : 'Louis van Betthoven, 10 tuổi' (một lỗi chính tả sai cố ý). Năm 14 tuổi, quá trình cải tổ lại dàn nhạc cung đình đã giúp Ludwig có một công việc. Cậu được nhận làm tay đàn dương cầm thứ 2 cho dàn nhạc với mức lương 150 phôrin 1 năm. Vào lúc này, khả năng chơi đàn ngẫu hứng của cậu đã được bộc lộ. Câu chuyện kể rằng cậu đã thách đố với một ca sĩ do cậu đệm đàn về khả năng biến tấu của mình và đã chiến thắng

2. Sự khởi đầu
Năm Ludwig 16 tuổi, anh được giới thiệu với phu nhân Von Breuning và theo sự gợi ý của Wegeler, Ludwig trở thành thầy giáo dạy dương cầm cho hai cô con gái trong gia đình Breuning. Họ đối xử với Beethoven bình đẳng và thân thiết mặc kệ vẻ bề ngoài nghèo túng và tính cách bốc đồng của anh. Việc lui tới với gia đình này , đối với Beethoven là một điều quan trọng, vì qua đó ông nhận được tinh thần bác ái và ánh sáng lý trí. Điều đó giúp cân bằng tính cô độc bướng bỉnh trong thời gian sống dưới sự tàn bạo của người cha. Tính cách ấy cùng với sự kiêu ngạo được tái hiện về sau của ông qua thái độ đối với giới quyền quý cũng được cân bằng dưới ánh sáng lý trí đó

Thời gian quen biết với gia đình Breuning cũng là quãng thời gian nảy sinh mối tình đầu của Ludwig, thật chậm chạp nhưng là mối tình khiến nhạc sĩ thiên tài nhớ mãi đến cuối cuộc đời.

Đầu năm 1787, Beethoven được nghỉ phép trong một thời gian để tới học ở Vienna với Mozart. Đây là thủ đô của âm nhạc của cả châu Âu lúc bấy giờ. Phải tới lần gặp mặt thứ 2, Beethoven mới có dịp trổ tài trước Mozart

Đó là một cuộc gặp gỡ thật thú vị. Sau một bản nhạc ko mấy gây ấn tượng với nhạc sĩ thiên tài nước Áo, Beethoven đề nghị được biẻu diễn ngẫu hứng theo chủ đề. Mozart cố tình chọn cho anh một đề tài thật hóc búa. Nhưng Beethoven đã làm được. Dưới ngón tay anh lần lượt vang lên những âm thanh êm dịu, kích động, khi vui tươi, khi buồn thảm. Mozart mất dần vẻ mặt hững hờ, mỗi lúc càng chăm chú nghe và một nụ cười đã nở trên môi. Trong lúc Beethoven như đang lạc vào cõi mộng, Mozart rón rén đi đến phòng bên cạnh mà cửa thông sang vẫn để ngỏ:
- Các anh lắng nghe, ông thì thầm với những nguời bạn bây giờ cũng đang im lặng. Nếu tôi ko nhầm thì người ta sẽ phải nói đến cậu bé này!
Rồi quay trở lại, đặt tay lên vai Ludwig, ông nói:
- Anh sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn. Anh hãy đi con đường của anh và đừng bao giờ để cho mình chán nản. Tôi rất sẵn sàng khuyên bảo anh


Beethoven có cơ hội trở thành học trò của Mozart. Nhưng lá thư của cha anh về bệnh tình của người mẹ đã thay đổi tất cả. Beethoven chấp nhận từ bỏ cơ hội lớn của mình, trở về nhà lập tức mà ko kịp từ biệt nhạc sĩ thiên tài. Đó cũng là lần gặp gỡ cuối cùng giữa 2 thiên tài của thế kỉ. Thời gian đó, cha của Mozart qua đời. Ko lâu sau, mẹ của Beethoven cũng tạ thế. Phải chăng đó cũng là một biểu hiện của định mệnh? Khi người mẹ qua đời, cả gia dình suy sụp, Beethoven suýt phải bán cả bức chân dung mà anh rất quý để lấy tiền ma chay cho mẹ nếu ko có sự giúp đỡ của bạn bè. Đứa em gái nhỏ Margarit cũng qua đời ko lâu sau đó. Beethoven lao vào lo cho gia đình bằng việc giáo dục âm nhạc cho Carl và tìm cho Nicolai một chân tập sự trong hiệu thuốc Hoàng cung. Món quà là chiếc đàn piano của Mozart đã kéo Beethoven quay trở lại với âm nhạc. Anh tiếp tục công việc giảng dạy cho 2 tiểu thư Von Breuning. Năm 1778 Beethoven bắt đầu tìm hiểu các luật mẹo về phối âm, phối khí, học tính năng các thứ nhạc cụ, làm quen với các loại giọng hát, bổ sung thêm kiến thức về ngành sáng tác của mình. Rất hiếu học, năm 1779, anh ghi tên vào trường ĐH Tổng hợp Bonn. Nhưng công việc quá bận rộn, anh ko có mấy thời giờ rảnh rỗi để đi nghe được nhiều buổi thuyết trình. Hồi bấy giờ, nếu ở các trường nhỏ trên nước Đức người ta chưa hay biết gì về luồng gió cách mạng đang thổi bùng lên ở Pháp, thì các sinh viên giáo sư đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của những tư tưởng mới. Khi được tin ngục Basti bị chiếm, Schneider, một vị giáo sư đã viết một bài thơ và đọc ngay giữa lớp:

“Xiềng xích của sự độc tài tàn bạo đã bị bẻ gãy. Người dân hạnh phúc của nước Pháp, các anh là những con người tự do!“

Làm sao mà Beethoven, - một nhạc sĩ nghèo từ tấm bé đã vật lộn với sự túng bấn, tự nuôi sống bằng cách mua vui cho tầng lớp quý tộc hoặc tư sản, - lại ko phấn khởi khi nghĩ đến sự xoá bỏ các đặc quyền đặc lợi, báo hiệu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn đối với dân chúng?

Cũng trong thời gian ấy, mối tình giữa Eleonore Von Breuning và Beethoven nảy nở. Sinh nhật của Beethoven, anh nhận được mảnh giấy:
“Sống dài lâu, đời hạnh phúc!
Sinh nhật anh, em cầu chúc,
Nhưng hơn thế nữa, em muốn
Anh hãy bền lòng, độ lượng
Với học trò và bạn thương !
Eleonore Von Breuning”

Bức thư trả lời liền đến: một tấm thiếp vẽ phong cảnh, có con sông nhỏ chảy qua. Mặt sau là vòng hoa có thắt ngang bằng dải lụa:
“Cô Eleonore, hãy nhận lấy đoá hoa hồng này và hãy sung sướng hưởng tình yêu”
Tháng 10/1789, Wegeler trở về từ Vienna sau khi học xong ngành Y, trở thành giáo sư trường ĐH Tổng hợp Bonn. Sau đó ko lâu, Haydn - một nhạc sĩ rất nổi tiếng khác - xuất hiện ở Bonn một cách bất ngờ. Beethoven và Haydn đã tình cờ gặp mặt. Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng đó chính là tín hiệu khởi đầu. Ngày 6/12/1791, Mozart qua đời, Beethoven đau đớn thốt lên: “ko bao giờ, ko bao giờ tôi có thể thấy lại một nhạc sĩ thiên tài như vậy”.

Ít lâu sau, Haydn một lần nữa tới Bonn. Lần này, Beethoven có dịp đàn cho Haydn nghe. Bản nhạc đã gây ấn tượng với Haydn và ông đã đề nghị Hoàng thân cho Beethoven một khoản phụ cấp để anh có thể sang Vienna vài tháng học đàn với ông.

Chiến tranh nổ ra và chuyến đi tới Vienna thật vất vả. Tiền phụ cấp ko được nhận đủ, giao thông khó khăn, và nhất là cuộc chia tay với Eleonore. Eleonor đã từ chối chờ đợi Beethoven trở về: “Ludwig, em ko thể để anh có ảo tưởng được. Em mãi mãi sẽ là một người bạn trung thành của anh, đừng nên đòi hỏi ở em gì hơn nữa. Em mến phục sự can đảm, bản lĩnh vững vàng của anh. Với em, anh là một người anh lớn tuổi. Anh đã giúp em tìm hiểu cái hay cái đẹp của nghệ thuật âm nhạc. Em cảm phục tài anh và có thể tình cảm của em đối với anh gần như là tình yêu. Em nói “gần như” bởi vì...”. Beethoven đã rất ngạc nhiên và giận dữ: “Sự thật, bởi vì tôi chỉ là một nhạc sĩ nghèo, xuất thân từ một gia đình bần cùng, một tên hầu hạ mặc đồng phục của ông hoàng! Còn cô, cô là cô Von Breuning, con gái của một vị quan toà. Cô sẽ xấu hổ nếu phải lấy một thằng gốc gác thấp hèn như tôi! Cô chỉ là một cô gái hợm hĩnh, trong lòng chứa đầy sự kiêu căng mà tôi rất khinh bỉ...”. Eleonore thậm chí ko muốn gặp lại Beethoven khi ah tới xin lỗi, và chỉ có sự thận thành (hay giả dối?) của phu nhân Breuning mới xoa dịu được nỗi đau của anh: “Cuộc sống mà cháu sẽ mang lại cho người vợ là một cuộc sống khó khăn. Đối với người nghệ sĩ, cuộc đời đầy rẫy thắng lợi và thất bại, vinh quang và tủi nhục, Eleonor ko đủ bản lĩnh để có thể chịu đựng những bước thăng trầm như vậy và các con sẽ ko hạnh phúc đâu. Cháu đã vững vàng, cháu hãy đi con đường của cháu một mình cho đến khi đạt được những ước vọng của cháu. Còn tại nhà này, cháu sẽ luôn luôn tìm thấy một tình bạn thắm thiết và trung thành”

Ngày 12/1/1792, Ludwig lên đường tới Vienna mà ko biết rằng anh ko bao giờ còn trở lại nơi mà cuộc sống đã mang đến cho anh toàn những kỉ niệm về nghèo túng và đau buồn

Chương II – Đường tới ngày vinh quang
 

1. Học việc

Từ năm 1792, bên dòng sông Danube thơ mộng, Beethoven đã bắt đầu cuộc sống mới tại Vienna. Anh thuê một căn gác nhỏ trong dinh thự của Công tước Lichnowsky và học một thời gian với Haydn, Albrechtsberger, Schenck and Salieri. Năm1795 anh khẳng định được tên tuổi của mình khi trở thành người nghệ sĩ piano đầy tài năng và sáng tạo, được hâm mộ đặc biệt ở khả năng chơi đàn ngẫu hứng. Lúc này Beethoven bắt đầu tham gia vào giới quý tộc. Phải chăng nhờ chữ lót “Von” mà Beethoven dễ dàng được đón tiếp lại các salon quý tộc ở Vienna? Cũng có lẽ, vì nó nói lên gốc gác có phần nào quý tộc; nhưng chủ yếu chính vì tài năng chóng được mọi người công nhận và khâm phục nên anh được tất cả những người ưa thích âm nhạc mến chuộng. Họ sẵn sàng bảo trợ cho Beethoven, và nhà soạn nhạc này sẽ dành tặng các tác phẩm của mình cho họ. Thời gian này cũng là lúc ông phát triển tình bạn của mình với một số người, những người mà sau này đã giúp đỡ ông rất nhiều những khi bệnh tật hay khó khăn trong cuộc sống. Đó là Stephan von Breuning, người đã trở thành người bạn cả đời của ông, và Giáo sư Franz Wegeler, người bạn từ thủa thiếu thời, một trong những người đầu tiên viết tiểu sử về Beethoven. Ngoài ra, còn có Bá tước Ferdinand von Waldstein, người đã nhận được lời đề tặng của một bản sonata cho piano rất nổi tiếng năm 1804.

Haydn, nguyên nhân chính khiến Beethoven tới Vienna mặc dù công nhận tài năng của chàng trai trẻ này, nhưng phần nào ông cũng bị bối rối bởi sự phá cách phóng khoáng trong lối chơi đàn ngẫu hứng của anh. Ông cảm thấy tài năng này cần được kiểm soát trước khi nó được phát triển. Tuy nhiên, nếu Haydn hy vọng có thể "điều khiển" tài năng của Beethoven, ông sẽ phải tham gia một trận đánh thất bại. Âm nhạc của Beethoven sải bước chân tới tận những thế kỉ sau, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi sự nhiệt tình cách mạng và sự căng thẳng trong xã hội đã hủy hoại châu Âu suốt nhiều thế kỉ. Trong sự thức tỉnh của Cuộc cách mạng Pháp, Haydn, người đã đặt âm nhạc lên trên bản thân mình ngay từ thời trẻ, cảm thấy Beethoven đang phát triển theo tư tưởng cấp tiến. Họ vẫn làm việc với nhau trong 2 năm tiếp theo. Beethoven tỏ ra là một học trò cần cù và tài năng của anh vẫn chưa phát tiết. Quan hệ thày trò của hai người rất thắm thiết, nhưng tính tình và ý kiến của họ thì lại ko hoà được với nhau: Haydn khiêm tốn, dễ dãi mặc dù có nhiều thành tích, cũng ko kém sắc sảo nhưng đầy thành kiến; Beethoven, bề ngoài cục mịch, nhưng rất nhạy cảm và tỏ ra nhiệt tình với những nguyên tắc tự do. Có lẽ bởi thế mà Haydn càng ngày càng thiếu nhiệt tình trong việc dạy dỗ. Nhận ra Haydn ko phải là người thầy mà mình đang tìm kiếm, Beethoven chuyển tới học ở chỗ Johann Schenk một cách bí mật. Khi sự việc bị lộ, Johann Schenk không dạy cho Beethoven nữa còn Haydn chỉ cười: “Thế à? Anh ta ko hài lòng về tôi? Cậu bé ấy tự mình đã có đủ vốn liếng để có thể thoát khỏi sự gò bó của những luật mẹo bất di bất dịch”. Beethoven tìm tới học hỏi ở Albrechtsberger, một nhạc sĩ có tài năng khác, người gọi anh là một "nhạc sĩ có suy nghĩ tự do sôi nổi"

2.Người chinh phục

Sau một thời gian ban đầu khó khăn, Beethoven dần chứng tỏ ngón đàn của mình trong các buổi diễn xướng và nhanh chóng nhận được sự tán thưởng của công chúng. Công tước Lichnowsky đã dành cho anh một căn phòng riêng ở ngay tầng trệt và đối đãi một cách đặc biệt với anh, điển hình là việc ông lệnh cho người hầu luôn phải phục vụ yêu cầu của Beethoven trước mình trong các bữa ăn

Beethoven được ưa chuộng trong các buổi hoà nhạc cá nhân được tổ chức trong các dinh thự, nhưng vẫn chưa có dịp ra mắt công chúng trong những buổi hoà nhạc lớn. Người thầy mới của anh là Salieri đã tạo cho anh cơ hội đầu tiên. Muốn giới thiệu với thính giả một bản thanh xướng kịch của một người học trò khác, ông đã yêu cầu Beethoven sáng tác một bản hợp tấu cho đàn piano và hôm ấy tự trình diễn lấy. Bản nhạc được sáng tác chỉ trong 3 ngày và đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Đó là bản hoà tấu Opus số 15 cung đô trưởng

Tác phẩm đầu tiên - bản Opus số 1 - Beethoven ra mắt khán giả với tư cách một nhạc sĩ được trình diễn trong buổi hoà nhạc có sự tham dự của cả Haydn và Salieri. Hai bản đầu của bản tam tấu số 1 đó không có gì đặc biệt vì học theo phong cách của Haydn và Mozart. Bản thứ 3, ngược lại, đã toát ra một cá tính xa lạ với người nghe. Lần này thính giả chia làm hai phái ; những người trẻ, bị hấp dẫn, rất thích thú; các vị lớn tuổi chau mày, nhìn nhau thăm dò. Haydn sẽ nói gì đây?
Ông đi đến bên người học trò và hết lời khen ngợi hai bản tam tấu đầu tiên. Sau đó ông cúi xuống, nói nhỏ :
- Anh bạn trẻ, nếu anh tin tôi thì hãy thư thả, chưa nên cho xuất bản bài thứ 3 vội. Hơi đột ngột quá đối với thính giả...
Một người khác đã cắt ngang câu chuyện và cả câu trả lời của Beethoven. Nhưng qua cặp mắt đen tối anh ngước nhìn theo người thầy cao tuổi, người ta đã hiểu nhiều
- Ông già ghen tị! Anh làu bàu một mình
Có người đã nói tác giả của 3 bản tam tấu ấy là “người có thể bù đắp cho chúng ta cái chết của Mozart”


Cá tính mạnh mẽ cũng là điểm đặc trưng trong phong cách chơi piano của ông thời gian này. Trong những ngày này dấy lên phong trào các nghệ sĩ piano ganh đua với nhau trước các thính giả để xem ai là người chơi nổi bật hơn và có thể chơi ngẫu hứng theo sự tưởng tượng nhiều hơn. Những đối thủ của Beethoven rất nhiều nhưng chiến thắng hầu như thuộc về ông. Ông trở thành địch thủ của nhiều nghệ sĩ piano Vienna, giới quý tộc tụ tập lại để nghe ông đàn. Với tư cách cá nhân và phong thái chuyên nghiệp , tương lai của ông thật sáng sủa. Các tác phẩm tuôn trào và ông đem những buổi hòa nhạc của mình từ Vienna tới Berlin, Prague, và những trung tâm quan trọng khác. Beethoven cũng quan tâm một cách sâu sắc về sự phát triển của piano. ông giữ mối quan hệ rất mật thiết với các công ty chế tạo piano hàng đầu ở Vienna, London và do đó, giúp cho việc mở ra con đường cho những buổi hòa nhạc piano hiện đại tuyệt vời sau này.

>>> Xem thêm: Học tiếng Đức qua nói

Năm 1809, các nhà bảo trợ của Beethoven đã cung cấp cho ông khoản tiền trợ cấp hàng năm đủ để ông có thể sống như một nhà soạn nhạc độc lập mà ko phải lo lắng về tài chính. Ông chuyển ra khỏi dinh thự của Công tước và thuê một căn hộ riêng ở gác 3 ngôi nhà “Chim bạc”. Ở đó ông đã gặp mối tình thứ 2 của mình - Therese Malffatti, một thời gian ngắn sau khi mối tình đầu Eleonore Von Breuning kết hôn với người bạn thân Franz Wegeler.

Khi cách mạng Pháp bùng nổ, Beethoven thường lui tới dinh của viên Đại sứ Pháp tại Vienna và có quan hệ mật thiết với họ, trong đó có nghệ sĩ chơi violon nổi tiếng Rodolphe Kreutzer. Khi biết Beethoven rất ngưỡng mộ Đại tướng Napoleon Bonaparte, nhạc sĩ này đã gợi ý ông viết một bản nhạc dành tặng cho Napoleon. Đó là điểm xuất phát của bản giao hưởng Anh hùng. Những phác hoạ đầu tiên đã có từ hồi ấy, nhưng bản giao hưởng mãi đến năm 1804 mới hoàn thành. Mặt khác, Beethoven lúc ấy chưa viết gì nhiều cho dàn nhạc mà chỉ sáng tác cho đàn piano và một số ít nhạc cụ. Mãi đến năm 1800, lúc anh 30 tuổi, thì bản giao hưởng số 1 của anh mới được trình diễn trước công chúng.

Buổi hòa nhạc đầu tiên trình diễn những tác phẩm của riêng Beethoven diễn ra ngày 2/4/1800, ông đã giới thiệu bản giao hưởng đầu tiên và tác phẩm Septet opus. 20 nổi tiếng khắp thế giới của mình. Những bản nhạc đầu tiên ấy, với phong cách nhạc của Beethoven sau này mà nói thì còn khá rụt rè, “chưa phải là Beethoven”. Một năm sau, năm 1801 bệnh điếc bắt đầu tấn công Beethoven, gây ra những xáo động lớn nhất trong cuộc đời ông.

Chương III - Tài năng và bi kịch

1. Cá tính

Sự chính chắn của Beethoven không nhiều, chỉ đủ để làm nên một người đàn ông. Tóc ông màu xám thẫm, sau đó trở thành màu trắng, nhưng luôn dày và rối tung. Có nhiều giả thuyết khác nhau về màu mắt của ông. Da ông ông bị rỗ và miệng của ông, thời trẻ thì hơi nóng nảy, lúc về già thì dữ tợn, là một đường cong xuống phía dưới, như thể là biểu hiện của sự ngỗ ngược rõ ràng ko hề thay đổi. Ông hiếm khi quan tâm tới việc bản thân mình trông như thế nào trong mắt mọi người và ông sải bước qua những con đường của thành phố Vienna với mái tóc xổ tung ra khỏi chiếc mũ ko phù hợp trên đầu, đôi tay nắm chắt vòng ra sau lưng cùng chiếc áo khoác cài khuy lệch - một bức tranh cực kì lập dị. Tính khí ông thay đổi liên tục, khiến những người quen của ông phải lúng túng. Họ ko thể chắc chắn rằng một lời nhận xét ngẫu nhiên có thể là do hiểu sai hay ko hài lòng của ông, thái độ của ông ko cách nào chỉ ra được khi nào thì ông đang cho ý kiến.


Một cách tự nhiên, Beethoven rất thiếu kiên nhẫn, bốc đồng, ko biết điều (đôi khi ngang ngược) và cố chấp; bệnh điếc đã thêm vào đó sự ngờ vực và tính đa nghi (hay hoang tưởng?). Ông thường hiểu sai những biểu hiện trên khuôn mặt và buộc tội những người bạn trung thành của mình là ko thành thực và âm mưu. Ông có thể nổi cơn thịnh nộ vì những sự khiêu khích nhỏ nhất, và ông chống lại những người bạn, xua đuổi họ một cách cộc lốc khi cảm thấy một tình bạn ko xứng đáng. Nhưng rồi ông sẽ viết một lá thư vào ngày hôm sau hoặc muộn hơn, nói với họ rằng thật cao thượng và tốt đẹp biết bao khi họ ở cạnh ông và ông đã đối xử sai lầm với họ như thế nào.

Người ta nói thế này về ông: ”Tôi đã nghe ông ta chơi đàn, nhưng cũng đòi hỏi ông ấy phải xử sự lịch thiệp, thật rõ ràng là ông ấy độc địa với bất cứ thứ gì đã diễn ra”. Ông liệu có thật chân thành trong việc mong muốn nhận được những thiện ý từ các bằng hữu? Ông đã từ chối thẳng thừng, ông cho rằng đó chỉ là sự giả dối. Tuy nhiên thực tế tất cả những người rời khỏi căn phòng ở ngôi nhà Cánh Bạc, đều đồng ý rằng Beethoven - chủ nhân của ngôi nhà đó, là một trong những người bạn thân thiết nhất của họ.



Từ những gì để lại tìm được trên một đống những mẩu giấy đàm thoại chất đống trong nhà kho, người ta có thể biết được nhiều về những cuộc gặp mặt ấy. Những quý ông, khi có mặt trong nhà của Beethoven, dù chỉ là tình cờ gõ lên những phím của cây đàn piano đang mở, bên cạnh chỗ mà họ đang ngồi, dần dần cũng bắt đầu lướt theo một trong những sáng tác của Beethoven. Họ gặp cả nghìn lỗi, và nhanh chóng làm hỏng hoàn toàn một đoạn, khiến người sáng tác phải chỉ rõ bằng cách sửa lại tay anh ta đặt lại vị trí những ngón tay cho đúng. Sau đó, người khách ngay lập tức sẽ rời khỏi cây đàn, tiếp tục tham gia cùng nhóm bạn ở phòng bên cạnh, từ nơi mà họ có thể nghe thấy và nhìn thấy mọi thứ, chờ đợi một cách kiên nhẫn kết quả sáng tác. Beethoven, ở một mình, ngồi một mình bên cây đàn piano. Lúc đầu ông chỉ đánh vài nốt, thỉnh thoảng là những phím có đôi chút vội vàng, dù là rất sợ bị nhận ra lỗi, nhưng dần dần ông quên đi tất cả mọi thứ, chơi suốt 1 tiếng rưỡi trong sự tưởng tượng, một phong cách vô cùng khác biệt, và gây chú ý hơn tất cả, bởi những chuyển âm đột ngột nhất. Những người nghiệp dư vô cùng thích thú; ko quen thuộc thì càng thú vị hơn trong việc theo dõi làm sao mà âm nhạc của linh hồn một con người vượt qua vẻ mặt nghiêm trang của ông. Họ dường như cảm thấy được sự táo bạo, uy nghi và sự mạnh mẽ nhiều hơn là những gì êm ái và hòa nhã. Cơ bắp của khuôn mặt nhạc sĩ thể hiện rất đặc sắc, và đường gân bắt đầu nổi lên, đôi mắt hoang dại càng hoang dại gấp đôi, miệng ông run lên, và Beethoven trông như một thầy phù thủy, bị mê mẩn bởi những con quỷ mà ông gọi đến.

2. Bệnh điếc

Sự nghiệp của Beethoven như là một nghệ sĩ piano bậc thầy đã đến hồi kết thúc khi ông bắt đầu nhận thấy triệu chứng của bệnh điếc. Trong là thư viết cho người bạn Karl Ameda ngày 1/7/1801, ông đã thú nhận những tín hiệu đầu tiên về bệnh điếc: “Đã bao nhiêu lần tôi ước gì anh ở đây, để thấy Beethoven của anh đang sống một cuộc sống khốn khổ đến mức nào, trong sự lạc lõng với thiên nhiên và tạo hoá”, đó là những lời thú nhận đầu tiên về căn bệnh của ông trước công chúng, “khả năng lớn nhất của tôi, thính giác của tôi, đã hỏng cả rồi”.

Beethoven nhận thấy vấn đề từ năm 1976. Mới 26 tuổi, Beethoven sợ hãi khi phải đối mặt với việc một nhạc sĩ ko còn nghe được âm thanh, nên một thời gian dài ông giấu kín không cho ai biết, trốn tránh những người bạn để cho sự ốm yếu của ông ko bị khám phá, chỉ riêng mình âm thầm đau khổ. Những người bạn đổ cho sự dè dặt của ông là do thiên kiến và đãng trí. Trong một lá thư gửi cho Wegeler, ông viết : “Tôi có thể làm như thế nào, khi là một nhạc sĩ, để nói với mọi người "tôi bị điếc". Nếu tôi làm một nghề khác thì có lẽ còn nhẫn nại được nhưng cái nghề của tôi thì việc này là một điều đáng sợ. Kẻ thù của tôi sẽ nói ra sao? Hơn nữa, số người của họ cũng tương đối đông đấy! Tương lai ra sao chỉ có Chúa biết! Tôi thường nguyền rủa vị Chúa đã sáng tạo ra tôi, tại sao lại để tôi sinh ra cõi đời này. Tôi sẽ nói, nếu tôi có thể, thách thức này là định mệnh, dù có những lúc tôi sẽ phải làm con chiên bất hạnh nhất của Chúa... tôi chỉ còn sống với âm nhạc….”

Có nhiều người đã thất vọng đến mức phải tự sát; Beethoven có thể quả thực đã dự định làm việc đó. “Sự bướng bỉnh tự nhiên của ông đã khiến ông vững vàng hơn và ông đã làm quen dần với bệnh điếc trong sự can đảm ấy”, đó chỉ là một cách suy diễn. Trong lá thư sau đó gửi Wegeler, được viết 5 tháng sau sự thất vọng được nói ở trên, mọi thứ có vẻ rõ ràng hơn với Beethoven, lúc nào cũng vậy, bướng bỉnh, kiên cường và chật vật chống lại số mệnh, cho thấy bệnh điếc của ông như là một thử thách để chiến đấu và vượt qua : “Tự do của tôi chỉ là một nửa nỗi đau đớn này và tôi sẽ chấp nhận nó như một người đàn ông chân chính. Anh phải nghĩ rằng tôi đang hạnh phúc - nếu điều đó có mặt trên thế giới này - ko thể ko hạnh phúc. Ko! Tôi ko thể kéo dài nỗi đau khổ này thêm nữa. Tôi sẽ nắm chặt lấy yết hầu của số phận. Nó ko thể làm cho tôi hoàn toàn khuất phục. Ôi, đẹp làm sao khi được sống - và sống thêm một nghìn những khoảnh khắc nữa !”

Sự nghiệp của một nghệ sĩ piano bậc thầy đã kết thúc, ông lao vào sáng tác. Cuộc sống trở nên bấp bênh hơn so với thời ông còn biểu diễn được, đặc biệt khi những sáng tác của ông vượt lên trên những sở thích của công chúng thời bấy giờ. Cuối năm 1802 bác sĩ gửi ông tới Heiligenstadt, một trang trại ở ngoại ô thành Vienna, với hy vọng rằng khung cảnh hoà bình ở nông thôn sẽ giúp đôi tai của ông được tĩnh dưỡng. Môi trường mới mẻ xung quanh đã đánh thức ở Beethoven tình yêu với thiên nhiên và nông thôn, và hy vọng cùng sự lạc quan đã trở lại. Cảm hứng chủ đạo của thời kì này là vẻ đẹp duyên dáng, chứa chan cảm xúc thể hiện ở bản Giao hưởng số 2. Tuy nhiên, khi nhận ra rằng chẳng có sự khả quan hơn về thính giác, nỗi thất vọng lại trở về. Vào mùa thu nhạc sĩ cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần đến nỗi sợ mình ko thể sống qua nổi mùa đông. Vì thế ông đã viết một bản di chúc và ghi lời chỉ dẫn rằng nó chỉ được mở sau khi ông chết. Đây chính là “ Bản di chúc ở Heiligenstadtadt” nổi tiêng đã biểu lộ nhiều điều về bản thân ông, hơn là âm nhạc mà ông đã viết trong thời gian này. Đó là tiếng kêu đau khổ xé lòng của người bị đắm không chống chọi nữa, đang buông tay chịu chết chìm: “Nghe đây những nguời đã kết tội tôi rằng xấu xa, bướng bỉnh và ghét con người, các người đã hiểu sai về tôi như thế nào! Các người ko biết gì về nguyên nhân bí mật bên trong. Suốt từ thời tuổi thơ, trái tim và khối óc tôi đã quyết định hướng về những cảm xúc dịu dàng và lòng tốt, và tôi đã hăm hở để đạt tới những kết quả lớn lao; nhưng hãy xem: trong 6 năm tôi đã mắc phải một căn bệnh tuyệt vọng, ngày càng trầm trọng và bị đánh lừa bởi những tên lang băm trong hy vọng sẽ khá lên nhưng cuối cùng buộc phải đối mặt với căn bệnh kéo dài mãi mãi này..... Sinh ra với tính bồng bột , nhạy cảm, tôi ko thờ ơ với những thú vui của xã hội, nhưng đã phải sớm tự cô lập mình, sống cuộc đời đơn độc... Tôi bị hiểu lầm và trốn tránh một cách thô lỗ là bởi vì tôi ko thể nào nói với mọi người: “hãy nói lớn hơn, hét to lên, vì tôi điếc“..Như những lá úa vàng, mùa thu rụng xuống, hy vọng chữa khỏi bệnh trong tôi đã héo khô. Tôi đã đến trên trái đất này, tôi sẽ đi. Ngay cả nghị lực thường thôi thúc tôi trong những ngày hè tươi đẹp cũng đã biến mất rồi. Hời Thượng đế! Hãy cho tôi lấy một ngày được hưởng trọn vẹn niềm vui, dù chỉ một lần. Đã từ lâu, dư âm thầm kín của niềm vui thực sự rất xa lạ đối với tôi. Bao giờ? Đến bao giờ? Hỡi thần minh! Tôi lại được nghe dư âm ấy trong đền đài của thiên nhiên và giữa những con người? Ko bao giờ? Ko, thế thì quá đau khổ!. Tôi sẽ vui vẻ mà tới gặp thần chết. Tôi đã ước rằng nó tới muộn hơn, nhưng tôi mãn nguyện, vì ông ta sẽ giải phóng tôi khỏi sự đau khổ triền miên này. Cái chết, ta sẽ đối mặt với người bằng lòng dũng cảm. Heiglnstadt ngày 6/10/1802”. Cũng có nhiều giả thiết cho rằng bức thư tuyệt vọng ấy là kết quả của sự thất bại trong cuộc tình thứ 3 của Beethoven với Giulietta, người đã bị cha mẹ ép gả cho bá tước Gallenberg vào năm 1803. Đây là một tình yêu khá sâu đậm. Bản “sonata Ánh trăng” nổi tiếng của nhạc sĩ đã được sáng tác để tặng cho cô gái này. Tuy nhiên, với những gì viết trong bức thư, tác giả của nó có vẻ là một người đang tuyệt vọng về cuộc sống nhiều hơn là đang thất bại trong tình yêu.


Sự tuyệt vọng gặm nhấm Beethoven từng ngày. Căn bệnh lúc đầu đôi lúc bị gián đoạn hoặc ko rõ ràng đến mức chỉ thỉnh thoảng mới khiến ông lo lắng. Nhưng năm 1801 ông nhận ra những tiếng thì thầm và những tiếng ồn ào liên tục. Những tiếng nói nhỏ trở thành những lời ậm ừ ko thể hiểu được, những tiếng hò hét thì trở nên om sòm. Rồi thì căn bệnh đã hoàn toàn nuốt mất những âm thanh nhỏ và làm méo mó những âm thanh lớn hơn. Ông có một khoảng thời gian ngắn dịu bớt, nhưng trong 10 năm cuối cùng của cuộc đời ông hoàn toàn bị điếc. Nhưng chính vào khoảng thời gian chống chọi với căn bệnh nghiệt ngã này, lại chính là lúc tài năng của Beethoven nở rộ. Ông cho ra đời hầu như toàn bộ những tác phẩm xuất sắc nhất của mình. Đặc biệt là Bản giao hưởng Số 9 - tác phẩm được đánh giá là bản Symphony vĩ đại nhất, hay nhất trong lịch sử âm nhạc - đã được ông viết ra trong tình trạng điếc hoàn toàn.

3. Thiên tài


Sau khi trở về từ Heiligenstadt, âm nhạc của Beethoven ngày càng sâu sắc. Ông bắt đầu tạo nên thứ âm nhạc của toàn nhân loại. Vào mùa hè năm 1803 ông bắt đầu viết bản giao hưởng số 3 - Anh hùng. Nó được viết để ca tụng chiến thắng của Napoleon Bonaparte và giống như tựa đề của mình, nó là một bản nhạc cách mạng. Anh hùng “là một tác phẩm tiêu biểu của Beethoven trong thời kỳ trưởng thành. Nó đã thể hiện một cách rộng rãi và toàn diện hình tượng Anh hùng trong cấu tứ của Beethoven. Bốn chương nhạc đã lần lượt miêu tả: Anh hùng đã đấu tranh vì tương lai tốt đẹp của loài người, nỗi đau buồn về cái chết của người anh hùng, người anh hùng đã tái sinh và dành thắng lợi, chứa đựng đầy rẫy sức sống của loài người. Âm nhạc của nó phá vỡ mọi khuôn khổ của nhạc giao hưởng, thiết lập một khuôn khổ mới, hợp lý và đầy sức thuyết phục. Đó là điều kì diệu mà Beethoven không chỉ làm được một lần. Tuy vậy. dư luận lại phê bình tác phẩm này kịch liệt, vì bây giờ tác giả đã rời bỏ hoàn toàn truyền thống của Mozart hay Haydn. Những người lạc hậu ấy, bị ràng buộc vào các vị thần thánh của họ, đã chỉ trích sự táo bạo “dã man” của Beethoven. Chúng ta đã bước vào thời đại của Beethoven và thiên tài vĩ đại ấy có khi đã làm cho chính những người ngưỡng mộ ông cũng phải ngạc nhiên và hoang mang.

Trong buổi tập dượt đầu tiên của bản giao hưởng Anh hùng, người học trò Ries trung thành đứng sau người thầy đang chỉ huy. Ở đoạn phát triển của phần thứ nhất, một chủ đề mới xuất hiện, trong lúc chủ đề trước được kèn co nhắc lại trên nền hoà thanh của bộ dây. Tại đây, sự chuyển điệu rất táo bạo đã tạo nên một hoà thanh chối tai đến nỗi Ries tưởng là sai:
- Anh thổi kèn co khốn nạn, chả biết đếm nhịp mà vào hay sao! Ries tức mình nói.
Beethoven quay lại nhìn Ries một cách giận dữ. Trong một thời gian khá dài, các nhạc sĩ Ý và ngay cả Wagner trong tác phẩm của mình đã buộc phải làm dịu bớt lối hoà âm táo bạo ấy mà ngay nay chúng ta đã chấp nhận một cách dễ dàng.


Một tờ báo ở Berlin đã viết: “Một số tri kỉ của Beethoven quả quyết tác phẩm đó là một kiệt tác, quả quyết tác phẩm đó tiêu biểu cho phong cách âm nhạc cao cấp nhất… hơn nữa lại còn khẳng định tác phẩm đó phải 1000 năm sau nó mới phát huy tác dụng. Một số thính giả khác không thừa nhận tác phẩm này có bất cứ giá trị nghệ thuật nào…tác phẩm kéo dài vô hạn định, có thể nói đó là một tác phẩm khó nhất, thậm chí những người ở trong nghề cũng cảm thấy mệt mỏi. Đối với những người yêu âm nhạc thông thường mà nói tất nhiên là không làm sao chịu đựng nổi”. Nhưng có một điều chắc chắn là sau khi công diễn bản giao hưởng số 3 này, số tín đồ cuồng nhiệt của Beethoven ngày càng đông thêm. Bản Anh hùng tiêu biểu cho lịch sử âm nhạc tuyên cáo: Nghệ thuật âm nhạc đã bước vào một giai đoạn mới.

Stephan von Breuning, người cùng Beethoven chia sẻ phòng trọ, đã kể lại một sự việc rất đặc biệt có liên quan tới bản giao hưởng Anh hùng này: Tháng 12/1804, những tin tức mới về Napoleon vang tới: người luôn phục vụ cho quyền lợi của dân chúng đã lên ngôi hoàng đế nước Pháp. Đang cơn giận dữ, Beethoven bước nhanh tới chỗ tập copy bản giao hưởng của ông, thứ được làm để tặng cho Napoleon, và xé toang cái tên "Bonaparte" ở trang đầu."Cả ông ta nữa, ko hơn gì những người khác sao?" ông nổi cơn thịnh nộ, "bây giờ ông ta sẽ chà đạp quyền lợi của con người. Ông ta sẽ trở thành một tên bạo chúa!"

Trong những năm tiếp theo ở Vienna, từ 1804 đến 1808, Beethoven sống trong những gì được mô tả là “đơn điệu”. Những mối quan hệ của ông trở nên tồi tệ hơn và rạn nứt mạnh mẽ, nhưng âm nhạc của ông lại có những bước tiến vĩ đại hơn lúc nào hết. Và cũng là thời gian ông có những mối tình với một vài người phụ nữ khác, thường là thuộc dòng dõi quý tộc, luôn luôn thất bại và ông ko bao giờ kết hôn.

Sau đó là chiến tranh, cuộc chiến của châu Âu với Napoleon. Kinh thành Vienna trở nên buồn tẻ hơn. Người ta lo cho mạng sống của mình hơn là thưởng thức âm nhạc. Vở nhạc kịch Fidelio của Beethoven bị thất bại 2 lần liên tục khi khán giả hầu như lãnh đạm không quan tâm tới nó. Để chống chọi với sự buồn nản tiếp theo thất bại lần 2 của vở Phidelio, vào đầu mùa thu năm 1806, Beethoven đi Giơrat. Tại đây, Hoàng thân Lichnowsky đã mời ông về chơi một thời gian.

Tối hôm ấy, rất nhiều sĩ quan Pháp đến dự tiệc tại lâu đài của Lichnowsky. Phát cáu vì những câu hỏi ngu ngốc của một thiếu tá, Beethoven từ chối ko chịu ngồi vào đàn. Người ta van nài mãi nhưng ông nhất định ko nghe và tỏ vẻ khó chịu, đến nỗi ông Hoàng mất bình tĩnh đã doạ bỏ tù ông. Beethoven nổi cơn thịnh nộ, bỏ về phòng mình, khoá trái cửa lại. Ông hoàng tức giận cho phá toang cánh cửa và hai người suýt ẩu đả, nếu ko có ai can ngăn. Nửa đêm Beethoven bỏ trốn. Vừa về đến nhà, ông chụp ngay lấy tượng nửa người của Lichnowsky đang để trên lò sưởi ném mạnh xuống đất, rồi cầm bút viết một mạch:

“Công tước! Nhờ sự ngẫu nhiên của sinh đẻ mà ông trở thành ông bây giờ. Còn tôi trở thành tôi ngày nay là do tôi tự làm nên. Công tước, hiện có và rồi luôn sẽ có hàng nghìn. Beethoven, chỉ có một”.

Để xác định câu nói tự kiêu ấy, ông đã mang theo về trong hành lý bản thảo của Sonat Appassionata Opus 57, và ông đề tặng cho Francois Breunvick, “người anh em và bạn thân”. Người ta còn có thể kể đến những bản tứ tấu Nga, Opus 59 cũng xuất phát từ nguồn cảm hứng ấy, được đề tặng cho Razumovsky, đại sứ Nga tại Vienna, một trong những người đỡ đầu trung thành của Beethoven. Để đề cao ông, nhạc sĩ đã sử dụng nhiều chủ đề dân ca Nga trong tác phẩm.

Tác phẩm chủ yếu của năm 1806 ấy là bản giao hưởng số 4, mang tính chất hoạt bát vui tươi, có một chương Adaghio u buồn rất tuyệt diệu. Để hoàn thành bản này, tác giả tạm gác những phác thảo của bản giao hưởng đô thứ mà sau này ông đã dùng lại . Đồng thời ông viết bản Concerto cung đô trưởng cho đàn violon, opus số 61 và bản Concerto số 4 cung đô thứ cho đàn piano. Ông cho bài này là một trong những tác phẩm kém nhất của mình.

Bản giao huởng số 5 và số 6 được hoàn thành vào mùa hè năm 1808. bản giao hưởng số 5 thực sự là “nắm lấy yết hầu của số phận”, bản giao hưởng số 6 “Pastorale” miêu tả sinh động cuộc sống nông thôn xung quanh vùng Heilingenstadt. Hai tác phẩm này cùng những tác phẩm khác đã truyền bá tên tuổi và danh tiếng cho ông.

Tháng 7/1812 Beethoven viết thư cho một người phụ nữ ko rõ tên tuổi mà chỉ được ông gọi với cái tên Người yêu bất diệt. Đó cũng là một bài hùng biện về tình yêu giống như “chúc thư Heiligenstadt“ của ông về nỗi tuyệt vọng. Đoạn mở đầu là câu nói: ”người yêu muôn thủa của tôi”, khi kết thúc ông viết “vĩnh viễn là của em, vĩnh viễn là của anh, chúng ta vĩnh viễn là của nhau” và kí L. Thật cảm động về lời thổ lộ đó. Nhưng bức thư ấy không bao giờ được gửi đi và người ta đã tìm thấy nó trong những giấy tờ để lại trên bàn làm việc của nhạc sĩ sau khi ông qua đời cùng với “bản chúc thư ở Heiligenstadt”.

4. Những năm cuối đời

Em trai của Beethoven - Casper Carl chết tháng 11/1815. Sau thời gian này, không phải bệnh điếc hay cuộc chiến tranh của Napoleon mà chính là cuộc tranh chấp dành quyền nuôi đứa con trai của Casper Carl đã chiếm hầu hết khoảng thời gian của nhạc sĩ. Ông đã phải trải qua một cuộc tranh chấp pháp lý kéo dài hơn 10 năm để được dành quyền bảo trợ cho đứa cháu trai 9 tuổi Karl của mình từ tay mẹ của cậu ta. Johanna bám vào lý do nhạc sĩ thiên tài chỉ là một lão già điếc lẩm cẩm để chống lại ông, còn Beethoven thì tin rằng bà ta là một người đàn bà xấu xa, không có thu nhập ổn định và không có một cuộc sống nghiêm túc. Mãi tới năm Karl 20 tuổi, cuộc tranh chấp này mới thực sự kết thúc. Nhưng sự phiền phức do đứa trẻ này mang tới cho ông mới chỉ bắt đầu.


Karl không phải là một đứa trẻ ngoan ngoãn nghe lời. Anh ta không muốn theo ngành nghệ thuật hay khoa học như gia đình mình mà muốn trở thành một lái buôn. Lối sống phóng túng và tự do của anh chống lại những nỗ lực và lòng chân thành của bác mình, khiến cuộc sống của ông luôn bị xáo trộn, huỷ hoại sức khoẻ vốn đã không tốt của ông trong những ngày cuối đời.


Tuy nhiên bệnh điếc và những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày không làm Beethoven bị lãng quên. Mỗi nghệ sĩ thời ấy khi đi ngang qua Vienna đều muốn được ghé thăm ông, trò chuyện với ông dù toàn bộ phải dùng thủ bút. Schubert là một trong những người may mắn được nhạc sĩ để mắt tới và giữ bên cạnh như một học trò của mình.


Cũng trong khoảng thời gian ấy, bản giao hưởng số 9 vĩ đại được hoàn thành năm 1823, khi ông đã hoàn toàn bị điếc. Trong buổi công diễn đầu tiên của bản giao hưởng này, Beethoven khăng khăng đòi đứng ở vị trí nhạc trưởng, không hề biết rằng người chỉ huy thực sự phải đứng ở đằng sau để giúp ông. Tới lúc buổi diễn kết thúc, ông cũng không hề nhận ra âm nhạc đã dừng, không thể nghe thấy những tràng pháo tay nổ tung để chúc mừng. Một trong những ca sĩ đã phải tới bên cạnh nắm lấy tay và quay nhạc sĩ lại đằng sau để ông có thể thấy sự tung hô đó.


Mùa thu năm 1826, Beethoven cùng Karl tới dưỡng bệnh Gneixendorf, cách xa sự xô bồ của thành thị. Đây là quãng thời gian nỗ lực cuối cùng của Beethoven với rất nhiều những dự định, trong đó có cả bản giao hưởng số 10 còn dang dở. Bệnh tật càng khiến ông mạnh mẽ hơn, khát khao hơn với nghệ thuật. Hàng ngày, ông dậy vào lúc 5g30 sáng, bắt đầu ngồi bên bàn làm việc và đánh vật với thời gian bằng cả tay, cả chân, miêng ngâm nga và viết. Sau bữa sáng, ông đi thả bộ trên đồng cỏ, vận đông thân thể, thỉnh thoảng bất chợt dừng lại ghi ngoệch ngoạc thứ gì đó vào cuốn sổ của mình.


Tới đầu tháng 12, nhạc sĩ trở lại Vienna và mắc bệnh viêm phổi. Ông bị bỏ một mình trong nhà suốt 2 ngày trước khi được tìm thấy trong tình trạng phù thũng khắp người. Mặc dù được cấp cứu kịp thời nhưng thân thể già nua của ông không thể phục hồi hoàn toàn sau trận ốm ấy, sức khoẻ yếu dần, người ta biết rằng Beethoven có thể ra đi bất cứ lúc nào. Người học trò Stephan đã mang cả gia đình tới sống chung để chăm sóc cho ông và Schubert cũng ngày đêm túc trực. Những khoảnh khắc cuối cùng của nhà soạn nhạc vĩ đại đã được Huttenbrenner - bạn của Schubert tường thuật lại như sau:


Vào khoảng 5g45 phút chiều ngày 26/3/1827, bão lốc gầm rú ngoài trời, căn phòng của Beethoven bỗng sáng bừng lên bởi ánh chớp chói loà. Đôi mắt của nhạc sĩ bỗng mở ra, mắt phải chợt nháy trong vài giây, liền sau đó, gương mặt ông nhăn nhúm không biết vì sự tức giận hay sợ hãi, rồi đôi mắt nhắm lại từ từ…

… Không một từ nào khác, không một nhịp tim nào khác.

3 ngày sau, nhạc sĩ được chôn tại nghĩa trang Wahring. Năm 1888, ông được cải táng tới Zentral-friedhof ở Vienna, nơi an nghỉ của rất nhiều nhạc sĩ vĩ đại khác. Schubert cũng có mặt trong đám tang của thầy mình, không hề hay biết 1 năm sau ông cũng qua đời và sau này an nghỉ ngay bên cạnh mộ của Người.

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

Top 07 trang web học tiếng Đức miễn phí tốt nhất hiện nay
Top 07 trang web học tiếng Đức miễn phí tốt nhất hiện nay

Trong bài viết này, Phuong Nam Education sẽ cung cấp cho bạn thông tin 06 website học tiếng Đức tốt nhất hiện nay.

Học tiếng Đức A2 có khó không?
Học tiếng Đức A2 có khó không?

Sau đây, Phuong Nam Education sẽ giúp bạn tổng hợp thông tin đáng lưu ý khi học tiếng Đức A2

Tổng hợp các từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độ (Phần 1)
Tổng hợp các từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độ (Phần 1)

Trong bài viết dưới đây, Phuong Nam Education sẽ cung cấp cho bạn bộ từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độKhi học tiếng Đức, bên cạnh ngữ...

Tổng hợp các từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độ (Phần 1)
Tổng hợp các từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độ (Phần 1)

Trong bài viết dưới đây, Phuong Nam Education sẽ cung cấp cho bạn bộ từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độKhi học tiếng Đức, bên cạnh ngữ...

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Zalo chat