Hướng dẫn học tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Tiếng Đức đang ngày càng trở thành lựa chọn đáng cân nhắc với người trẻ Việt Nam nhờ cơ hội học tập, du học và phát triển nghề nghiệp rộng mở. Tuy nhiên, với hệ thống ngữ pháp phức tạp, cách phát âm, cấu trúc câu riêng biệt, tiếng Đức có thể gây nhiều trở ngay cho người mới bắt đầu nếu thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Phuong Nam Education sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin cần biết, nên biết và nên tránh khi bắt đầu hành trình học tiếng Đức.

Tiếng Đức và những khác biệt so với tiếng Việt

Khác với tiếng Việt gồm các đơn âm và không chia giống, tiếng Đức là ngôn ngữ biến hình, sử dụng ba giống danh từ (giống đực, giống cái, giống trung) và có hệ thống chia động từ phức tạp. Câu trong tiếng Đức cũng có quy tắc nhiều quy tắc như đảo vị trí động từ, chia từ theo giống, cách,... có thể khiến người học cảm thấy "lạc nhịp" nếu chưa quen. Vì vậy, đối với người Việt, tiếng Đức là một ngôn ngữ khá xa lạ về mặt phát âm, cấu trúc và ngữ pháp.

Tuy vậy, điểm thuận lợi là tiếng Đức sử dụng bảng chữ cái Latin, có nhiều từ vựng tương đồng với tiếng Anh. Ngoài ra, vì ngôn ngữ này khá logic và có quy tắc rõ ràng nên nếu học một cách nghiêm túc & bài bản, bạn hoàn toàn có thể nắm vững cấu trúc và sử dụng ngôn ngữ này một cách linh hoạt trong thời gian ngắn.

Tiếng Đức có mấy cấp độ và các loại chứng chỉ tiếng Đức

Hệ thống cấp độ tiếng Đức được phân chia theo khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR), bao gồm 6 cấp từ A1 đến C2. Trong đó:

  • A1 – A2: Trình độ sơ cấp, giúp người học giao tiếp cơ bản trong các tình huống hàng ngày.
  • B1 – B2: Trình độ trung cấp, đủ khả năng làm việc và học tập trong môi trường sử dụng tiếng Đức làm ngôn ngữ chính.
  • C1 – C2: Trình độ nâng cao, sử dụng thành thạo ngôn ngữ này như người bản xứ.

Tùy theo mục tiêu học tập mà người học sẽ cần đạt được cấp độ và chứng chỉ tiếng Đức phù hợp

Tùy theo mục tiêu học tập (du học nghề, đại học, định cư, làm việc…), người học sẽ cần đạt được cấp độ và chứng chỉ tiếng Đức phù hợp. Hiện nay, các chứng chỉ tiếng Đức phổ biến được công nhận rộng rãi gồm Goethe-Zertifikat, ÖSD, Telc, TestDaF,...

Những điều cần lưu ý khi học tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Phát âm là nền tảng quan trọng

Tuy dùng chung bảng chữ cái Latin như tiếng Việt nhưng phát âm tiếng Đức lại có nhiều điểm khác biệt. Một số âm đặc trưng như “ch”, “r”, hay các nguyên âm có dấu umlaut (ä, ö, ü) thường gây khó cho người mới bắt đầu. Ngay từ giai đoạn đầu, người học nên chú ý luyện phát âm chuẩn để tránh tạo thành thói quen sai về sau, bởi phát âm sai có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu và giao tiếp.

Danh từ trong tiếng Đức có giống và viết hoa

Một trong những nét đặc trưng khiến tiếng Đức trở nên khác biệt là tất cả danh từ đều được viết hoa và phân chia theo ba giống: giống đực, giống cái và giống trung. Điều này ảnh hưởng đến cách dùng mạo từ, tính từ và cấu trúc câu. Vì vậy, khi học từ vựng, bạn không chỉ cần nhớ nghĩa mà còn phải học kèm giống và mạo từ đi kèm. Đây là bước quan trọng giúp bạn sử dụng ngữ pháp chính xác hơn khi vào các trình độ cao hơn.

Danh từ tiếng Đức được viết hoa và phân chia theo ba giống

Làm quen với cấu trúc câu đảo ngược

Tiếng Đức nổi tiếng với trật tự câu linh hoạt nhưng cũng khá phức tạp, nhất là trong các câu phụ. Động từ có thể bị đẩy xuống cuối câu, khiến người học gặp khó khăn trong quá trình hiểu hoặc dịch. Vì thế, thay vì học dịch từng từ, bạn nên luyện kỹ kỹ năng phân tích cấu trúc câu để nắm được các quy tắc sắp xếp từ ngữ.

Những lỗi sai thường gặp khi học tiếng Đức và cách khắc phục

Học từ vựng rời rạc, không có ngữ cảnh

Một sai lầm phổ biến ở người học tiếng Đức là ghi nhớ từ mới một cách rời rạc, học thuộc lòng danh sách dài nhưng lại không biết cách áp dụng. Điều này khiến vốn từ bị "đóng băng", không thể vận dụng vào tình huống thực tế. Thay vì chỉ học riêng lẻ từng từ, người học nên gắn từ vào câu, vào đoạn hội thoại đơn giản hoặc tình huống gần gũi với cuộc sống thường ngày như cách hỏi đường, giới thiệu bản thân, mua sắm,...

Xem nhẹ việc nghe hiểu & phát âm tiếng Đức

Nhiều người học tiếng Đức chỉ tập trung vào ngữ pháp và từ vựng mà bỏ qua phát âm – trong khi đây lại là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp. Không rèn luyện phát âm tiếng Đức ngay từ lúc bắt đầu dễ dẫn đến việc phát âm sai hình thành thói quen, khiến người bản xứ khó hiểu hoặc hiểu sai ý. Cách học hiệu quả hơn là kết hợp việc học từ mới với nghe và lặp lại qua các audio, video, hoặc luyện nói theo hội thoại mẫu từ những ngày đầu.

Quá chú trọng vào lý thuyết, ít thực hành

Nắm chắc cấu trúc ngữ pháp là điều cần thiết, nhưng nếu chỉ học lý thuyết mà không thực hành thì sẽ khó tiến bộ. Nhiều bạn học mãi vẫn không dám nói hoặc viết vì sợ sai. Tuy nhiên, việc mạnh dạn tham gia các buổi luyện nói, nhóm học, hoặc viết nhật ký ngắn bằng tiếng Đức mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo phản xạ sử dụng ngôn ngữ, rút ra được kinh nghiệm từ những lỗi sai và dần cải thiện.

Luyện viết nhật ký ngắn bằng tiếng Đức mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo phản xạ sử dụng ngôn ngữ

Học không theo lộ trình

Một số người học thường xuyên thay đổi phương pháp hoặc giáo trình, dẫn đến học không có hệ thống. Thiếu kế hoạch cụ thể khiến người học tiếng Đức dễ nản, nhất là khi gặp bài khó hoặc không thấy tiến bộ rõ rệt. Thay vào đó, nên xây dựng lộ trình học phù hợp với mục tiêu cá nhân, ví dụ: luyện thi chứng chỉ A1 – B1 trong bao lâu, mỗi tuần cần học bao nhiêu buổi, học kỹ năng gì trước… Cách học có định hướng sẽ giúp duy trì động lực và thấy rõ sự tiến bộ.

Chinh phục tiếng Đức cùng Phuong Nam Education

Học một ngôn ngữ mới luôn là thử thách – đặc biệt với tiếng Đức, khi người học phải làm quen với hệ thống ngữ pháp chặt chẽ, danh từ giống và các quy tắc chia động từ phức tạp. Với hơn năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, Phuong Nam Education xây dựng lộ trình học tiếng Đức cho người mới bắt đầu rõ ràng, dễ tiếp cận và bám sát thực tế, giúp người học từng bước vượt qua rào cản ban đầu và vững vàng tiến xa hơn. 

Dù bạn là người mới bắt đầu, đang luyện thi chứng chỉ A1 – B2, hay chuẩn bị hồ sơ du học nghề tại Đức, các khóa học tại Phuong Nam Education luôn được thiết kế xoay quanh nhu cầu cụ thể:

  • Nắm chắc nền tảng, hiểu rõ cấu trúc câu, ngữ pháp trong suốt quá trình học
  • Tăng cường phản xạ giao tiếp ngay từ các buổi học đầu tiên
  • Rèn luyện kỹ năng làm bài thi chứng chỉ với chiến lược học thông minh, tiết kiệm thời gian
  • Chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn APS theo lộ trình cá nhân hóa

Phuong Nam Education cung cấp đa dạng khóa học tiếng Đức chất lượng cho học viên

Bạn có thể đến địa chỉ 357 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TPHCM hoặc liên hệ ngay số Hotline: 1900 7060 để được tư vấn lộ trình học và được giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí.

Tags: Tiếng Đức, học tiếng Đức, tiếng Đức cho người mới bắt đầu, chứng chỉ tiếng Đức, phát âm tiếng Đức

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

Học tiếng Đức thông qua từ điển, flag card bằng hình ảnh
Học tiếng Đức thông qua từ điển, flag card bằng hình ảnh

Học hoài mà không nhớ, đọc mãi mà không hiểu các từ tiếng Đức? Hãy thử cùng Phuong Nam Education tìm hiểu ngay phương pháp học tiếng Đức bằng hình...

Phương pháp học tiếng Đức qua Podcast
Phương pháp học tiếng Đức qua Podcast

Học tiếng Đức qua podcast là một trong những cách hiệu quả để nâng cao khả năng nghe hiểu, tăng phản xạ ngôn ngữ và mở rộng vốn từ vựng theo từng...

Top 5 phương pháp học phiên âm tiếng Đức hiệu quả nhất
Top 5 phương pháp học phiên âm tiếng Đức hiệu quả nhất

Nếu bạn đang gặp khó khăn với hệ thống âm thanh của tiếng Đức, hãy cùng Phuong Nam Education tìm hiểu và áp dụng ngay 5 phương pháp học phiên âm...

Cách sử dụng tiếng Đức trong tình huống khẩn cấp
Cách sử dụng tiếng Đức trong tình huống khẩn cấp

Trong bài viết dưới đây, Phuong Nam Education sẽ cung cấp cho bạn những thông tin, cách diễn đạt tiếng Đức quan trọng để có thể giao tiếp hiệu quả...

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Zalo chat