Cách học tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Cách học tiếng đức cho người mới bắt đầu

Việc học ngoại ngữ thứ hai nói chung cũng như tiếng Đức nói riêng là bước đường được nhiều người chọn, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác học tập thì người đọc cần phải nắm một số phương pháp căn bản.

Ngày nay có rất nhiều phương pháp học tiếng Đức nhanh và hiệu quả, vì thế không quá khó để người học tự tìm cho mình 1 phương pháp học hợp lý, có những người mới bắt đầu chọn cho mình một trung tâm uy tín, có người lại chọn một bộ giáo trình được nhiều người học,hay có người học qua các kênh online, mỗi cách thức đều có ưu và nhược điểm của nó, tuy nhiên học viên cần có sự uyển chuyển linh động giữa các phương pháp để đạt hiệu quả như mục tiêu đặt ra ban đầu.

Mỗi người học tiếng Đức với nhiều mục đích khác nhau, có người học để đi du học, có người học chỉ vì yêu thích say mê, có người chọn học tiếng Đức để làm ngôn ngữ thứ hai...tuy nhiên khi học bản thân học viên nên xem xét những khía cạnh dưới đây:

>>Xem thêm: 
Giới thiệu những giáo trình học tiếng Đức chất lượng

1.Phương pháp nhắc lại nhiều lần

Nhắc lại ở đây không có nghĩa bạn cứ nhắc đi nhắc lại một câu như học kiểu vẹt, khi học một từ mới, hay cụm từ mới, nên ghi lại, rồi đọc lại nhiều lần xen kẽ, đọc một từ rồi cất đi, học từ mới, sau đó quay lại, cứ đọc đi đọc lại như vậy bản thân người học sẽ tập thành phản xạ tự nhiên khi bất chợt thấy ngữ cảnh và bật ra từ hoặc câu ngay lặp tức, đây là phương pháp vận dụng vào ngữ pháp thích hợp, nhắc lại để giúp các bạn nhớ kĩ hơn, đưa kiến thức đã học vào thực tế. Khi đã quen một thời gian và có được vốn từ vựng kha khá, bạn hãy cố gắng chuyển tải nó vào trong cuộc sống, những suy nghĩ hay hành động, cố gắng diễn đạt những từ hay cụm từ mà mình đã học vào những hoàn cảnh mà bạn muốn đưa ra ý kiến.

Để hoàn thiện phương pháp này, bạn đừng học học riêng lẻ từng từ, không nên cố gắng học thuộc lòng công thức hay từ vựng cấp tốc, thay vào đó bạn hãy học các mẫu câu tiêu biểu cho từng tình huống gọi là những mẫu câu ví dụ, vừa chứa được từ, hay cụm từ mình thấy tâm đắc, đọc qua 2 đến 2 lần, rồi học tiếp câu mới, hoàn thiện từ 10 đến 20 như vậy thì bạn quay lại và đọc lại theo thứ tự, vừa luyện được âm, vừa gắn kết kiến thức vào não bộ, học tiếng Đức nói riêng và ngoại ngữ nói chung không thể mong muốn bòn rút thời gian được, giục tốc bất đạt, từ vựng, cụm từ, giới từ sẽ đi theo bạn nếu như bạn ôn tập nó hằng ngày, nên đây là phương pháp rất hữu ích để ôn luyện.

Cách học tiếng Đức cho người bắt đầu
Học tiếng Đức cần có phương pháp thích hợp

2. Phương pháp âm thanh

Học bất kì một ngoại ngữ nào bước đầu tiên cũng là bước gian nan nhất, để nói được thì phải nghe được, nên người học cần chú trọng vào kỹ năng nghe nói, cần luyện tập thường xuyên. Trước tiên bạn nên tìm nguồn nghe hữu ích, tốt nhất là nghe qua những video có phụ đề tiếng Đức, lần thứ nhất vừa nghe vừa nhìn mặt chữ, lần thứ hai vừa nghe nhưng đừng nhìn mặt chữ, tự hình dung ra từ vựng mình vừa học, lần thứ 3 vừa nghe vừa đọc theo để điều chỉnh âm đọc của bản thân. Tuy nhiên ở lần thứ ba này bạn nên sử dụng điện thoại hay máy thu âm để thu lại giọng của mình rồi phát lại nghe, sau đó đánh giá hai vấn đề, thứ nhất là đọc âm tiết giống chưa và thứ hai là tốc độ đọc có nhanh bằng video đọc hay không. Nếu có sự nổi lực chăm chỉ thì bạn sẽ tiến bộ rất nhanh trong việc nghe nói tiếng Đức. Khi trình độ học tiếng Đức của bạn đã được nâng cao nhất định thì bắt đầu nghe những đoạn dài, và lặp lại từng câu. Phương pháp này nên kết hợp với phương pháp nhắc lại để đạt hiệu quả tối ưu.

3. Phương pháp trọng tâm

 Học tiếng Đức đừng nên lan man, nên học theo chủ đề, các sách giáo trình hiện nay đều áp dụng phương pháp này ví dụ nếu bạn học giáo trình Le Nouvel Espaces thì mỗi bài giảng được thể hiện qua mỗi chủ đề là mỗi câu hỏi nhằm dẫn dắt nội dung kiến thức đi từ dễ đến khó.  Mỗi chủ đề bao gồm những từ vựng riêng, điểm ngữ pháp thích hợp giúp người học tiếng Đức dễ dàng tiếp cận nội dung bài từ thấp đến cao. Học theo từng chủ đề như vậy sẽ giúp người học nắm vững kiến thức-tức là kiến thức này sẽ được vận dụng vào khía cạnh nào trong cuộc sống.

Học tiếng Đức cần ôn luyện thường xuyên
Học tiếng Đức cần ôn luyện thường xuyên

>>Xem thêm: Học tiếng Đức hiệu quả

4. Phương pháp chia nhỏ

Khi học tiếng Đức hay bất kỳ 1 ngôn ngữ nào thì người học nên chia nhỏ thời gian và nội dung cần học theo từng bước, ví dụ từ dễ đến khó và nên nhớ cần phải kết hợp với phương pháp nhắc lại để ôn luyện. Nếu như mỗi chương quá dài, bạn nên chia theo kỹ năng để dễ thực hành, ví dụ hôm nay học nghe và nói, ngày mai thì học đọc và viết. Với cách học trên kiến thức sẽ cô đọng một cách dễ dàng và hơn hết là dễ nhớ. Để áp dụng tốt phương pháp này người học nên dành cho mình một quyền vở chuyên về từng kỹ năng làm bài tập và ghi lại kinh nghiệm mình sẽ làm tốt hơn nếu như để ý đến phần abc, một quyển khác chuyên để viết từ vựng và mẫu câu mới, như vậy việc học sẽ không bị gián đoạn nếu như làm bài quá nhiều và việc ghi chép không mạch lạc để rồi khi học phải lật tìm kiếm rất mất thời gian.

5. Phương pháp suy đoán

Học tiếng Đức nói riêng, người học khi đã có được vốn kinh nghiệm kiến thức nhất định sẽ hình thành nên tư duy cuối cùng này, gọi là tư duy suy đoán, tức là từ gốc từ mà suy luận nội g nghĩa của từ, không phải phụ thuộc quá nhiều vào từ điển, vừa huy động được trí nhớ vừa nhớ lâu được từ mới. Nếu chỉ biết phụ thuộc vào từ điển thì dẫn đến công việc tư duy rất khó để hoạt động sẽ chai lì. Thay vào khi nhìn thấy từ mới bạn không tra từ điển mà hãy suy đoán nghĩa của từ mới dựa vào cácloại dữ liệu như : Bối cảnh của từ trong đoạn hội thoại hay ý đoạn văn liên quan đến nội dung , đoán về dạng từ, thuộc danh từ, động từ, hay tính từ, trạng từ. 

Công việc học ngoại ngữ không thể mong muốn ngày một ngày hai là có thể rành mạch được, người học ngoài việc siêng năng thì cần đặt ra cho mình mục tiêu nhất định ( học để thi hay học để cho biết ), từ đó tìm ra phương pháp học cụ thể và thích hợp, điều quan trọng là phải vận dụng được kiến thức đó vào việc học và thực hành, quan trọng học không dồn ép hay nhồi nhét, điều đó phụ thuộc vào khoảng thời gian mà bạn phân bổ hợp lí. Nếu tốt nhất nên tìm người để có thể thực hành giao tiếp tiếng Đức thường xuyên, sau đó hãy kiểm tra kiến thức thường xuyên bằng cách làm các bài test tiếng Đức với các kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết.

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

Top 07 trang web học tiếng Đức miễn phí tốt nhất hiện nay
Top 07 trang web học tiếng Đức miễn phí tốt nhất hiện nay

Trong bài viết này, Phuong Nam Education sẽ cung cấp cho bạn thông tin 06 website học tiếng Đức tốt nhất hiện nay.

Học tiếng Đức A2 có khó không?
Học tiếng Đức A2 có khó không?

Sau đây, Phuong Nam Education sẽ giúp bạn tổng hợp thông tin đáng lưu ý khi học tiếng Đức A2

Tổng hợp các từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độ (Phần 1)
Tổng hợp các từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độ (Phần 1)

Trong bài viết dưới đây, Phuong Nam Education sẽ cung cấp cho bạn bộ từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độKhi học tiếng Đức, bên cạnh ngữ...

Tổng hợp các từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độ (Phần 1)
Tổng hợp các từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độ (Phần 1)

Trong bài viết dưới đây, Phuong Nam Education sẽ cung cấp cho bạn bộ từ vựng tiếng Đức thông dụng theo các cấp độKhi học tiếng Đức, bên cạnh ngữ...

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Zalo chat