Những điều cần lưu ý khi đến Đức
Người Anh có câu thành ngữ “Khi ở La Mã hãy hành xử như người La Mã”, người Việt ta cũng có câu “Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc”. Ý muốn nói, bạn đến nơi nào thì phải thích ứng với phong tục nơi đấy, đừng để người khác đánh giá không tốt về bạn hay xảy ra những hiểu lầm không đáng có. Nhất là khi có sự chênh lệch khá lớn giữa phương đông và phương tây, khi sinh viên Việt Nam du học Đức dễ bị “sốc” văn hóa và không quen với lối sinh hoạt ở Đức. Hãy chuẩn bị kỹ hành trang du học Đức cho bản thân, nó sẽ giúp bạn giảm áp lực và hòa nhập với cuộc sống mới nhanh hơn. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho các bạn một số lưu ý khi đến Đức.
Những điều cần lưu ý khi đến Đức
Điều đầu tiên bạn cần thích ứng đó là sự chênh lệch múi giờ. Việt Nam có múi giờ trước Đức 5 tiếng (10:00 AM, thứ tư ở Việt Nam = 5:00 AM, thứ tư ở Đức). Ở Việt Nam, thời gian làm việc đối với một nhân viên là 40 tiếng / tuần và thời gian bắt đầu làm việc từ 8:00 hoặc 9:00 giờ sáng đến 17:00 hoặc 18:00 giờ chiều tùy công ty. Nhưng ở Đức lại khác, trung bình họ chỉ làm 30 - 35 tiếng / tuần, thời gian bắt đầu làm việc trễ hơn nước mình 1 - 2 tiếng.
Ngoài ra, các du học sinh Đức cần tìm hiểu rõ về khung giờ làm việc vì mỗi nơi có khung làm việc khác nhau. Ví dụ như ngân hàng, bưu điện thường kết thúc giờ làm việc vào lúc 15:00 giờ chiều, còn các bảo tàng thì không mở cửa vào thứ 2, thời gian làm việc của thư viện cũng rất thất thường. Một số nơi giờ làm việc thay đổi theo mùa, theo tháng, thậm chí là theo ngày và rất linh động.
Chênh lệch múi giờ khi du học Đức
* Một số ví dụ về thời gian làm việc ở Đức
Một cửa hàng Mỹ thương hiệu Weber được đặt tại Đức có thời gian làm việc thay đổi theo tháng. Vào tháng 7 và tháng 8, cửa hàng chỉ mở đến 14:00 giờ chiều thứ 7, trong khi những tháng khác thì mở đến 16:00 giờ.
Thời gian hoạt động thư viện ở Munich:
- Hội trường chung mở hàng ngày từ 8:00 AM sáng tới 24 giờ.
- Quầy thông tin tầng trệt, phòng sách lịch sử, sách khảo cổ: thứ 2 - thứ 6 (9:00 - 19:00)
- Quầy mượn sách tại chỗ và phòng đăng ký thẻ: thứ 2 - thứ 6 (10:00 - 19:00)
- Phòng đọc tạp chí: thứ 2- thứ 6 (9:00 - 20:00), thứ 7 (10:00 - 17:00)
- Phòng đọc cho sách viết tay và các Bản in cổ và một số phòng đặc biệt: thứ 2 - thứ 6 (9:00 -17:00)
Lưu ý về thời gian làm việc ở Đức
* Văn hóa trong giao tiếp ở Đức
Trong một cuộc hẹn, người Đức rất xem trọng sự đúng giờ và lễ nghi chào hỏi. Khi gặp mặt, ai là người đến sau thì nên chào hỏi trước hoặc ai nhìn thấy đối phương trước sẽ tiến lên chào hỏi trước. Người Đức rất thích bắt tay kể cả khi chào hỏi hoặc tạm biệt nhau, đây là một hành động quen thuộc và thông dụng ở Đức. Đây là những hành động xã giao cơ bản nhất mà các bạn du học sinh Đức cần phải nhớ.
Nếu là buổi gặp mặt đầu tiên, bạn nên là người chủ động giới thiệu bản thân trước để tiện cho việc xưng hô. Đối với những người có chức vụ, tước vị thì bạn phải xưng hô kèm tên họ của đối phương. Ví dụ, giáo sư/ tiến sĩ Paul Lewis, Bá tước/ công tước Christopher Johnson,... Người Đức rất chú trọng xưng hô và lễ nghi trong giao tiếp, họ thường xưng hô cả tên họ của nhau. Những bạn du học sinh Đức, đặc biệt là các bạn sinh viên Việt Nam đôi khi sẽ không quen với việc này.
Văn hóa trong giao tiếp của người Đức
* Văn hóa trong cuộc sống ở Đức
Trong một bữa tiệc của người Đức, bạn nên đến đúng giờ và ăn mặc lịch sự thể hiện sự tôn trọng mọi người. Khi chủ nhà mới, bạn mới nên ngồi và phải ngồi đúng vị trí mà chủ nhà đã chỉ định. Khi nâng cốc, mọi người thường cụng cốc cùng nói “chúc vui vẻ” và để chủ nhà uống trước, sau đó mọi người sẽ uống theo. Bạn tuyệt đối không nên ăn hoặc uống trước khi tất cả mọi người nhận được phần của mình. Các bạn du học sinh Đức nên thường xuyên nhận lời tham gia các bữa tiệc gặp mặt, hội tụ bạn bè để mở rộng mối quan hệ cũng như học hỏi thêm văn hóa từ người bản địa.
Khi đến nhà ai đó, bạn nên thông báo trước, các nước phương đông rất chú trọng sự riêng tư. Bạn hãy mang hoa theo và lấy ra khỏi gói bọc trước khi bạn gõ cửa. Khi dùng bữa, nếu bạn để chéo dao và nĩa trên dĩa ăn thì mọi người sẽ hiểu là bạn đã vẫn còn dùng bữa, còn nếu để dao nĩa song song 2 bên dĩa tức là bạn đang thông báo rằng bạn đã dùng bữa xong.
Văn hóa trong cuộc sống của người Đức
Ngoài ra, sinh viên du học Đức lưu ý rằng người Đức rất chú trọng đến môi trường và thùng rác bên đó được phân loại rất kỹ lưỡng. Khi bỏ rác, bạn nên cẩn thận, nếu hàng xóm hoặc người xung quanh thấy bạn bỏ sai loại rác thì mối quan hệ của bạn với họ sẽ rất căng thẳng và dễ dẫn đến nguy cơ rạn nứt.
Cổ nhân người Việt từng nói “sai một ly, đi một dặm”, đừng để một hành động nhỏ không tốt của bản thân mà khiến cho người khác có ấn tượng không tốt về bạn. Hãy ghé thăm trang web của PHƯƠNG NAM EDUCATION để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về tiếng Đức và du học Đức.
tags: du học đức, những điều cần lưu ý khi du học đức, những điều cần biết khi đến đức, phong tục tập quán người đức, văn hóa giao tiếp của người đức, chuẩn bị gì cho du học đức
TIN LIÊN QUAN
Những chia sẻ từ Đại diện trường Schule & Akademie về chương trình du học nghề Chuyển tiếp đã mở ra cho du học sinh...
Giới thiệu về Tập đoàn Xây dựng hàng đầu tại Đức - BiW và lợi ích hấp dẫn khi du học nghề Đức.
Với những chia sẻ thực tế từ Đại diện Tập Đoàn BiW, người tham dự đã có cái nhìn toàn cảnh, từ đó có định hướng rõ...
Thông tin chi tiết về Hội thảo “Đột Phá Tương Lai: Du Học Nghề Đức - Nhận Bằng Đại Học”
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
| Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán | Quy định chung
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG