Thách thức “ xây dựng miền Đông ”
Đức là quốc gia nắm giữ vị trí trung tâm ở châu ở hai lĩnh vực chính trị và kinh tế. Quốc gia còn là nơi tụ họp nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng chứa đầy các cảnh quang cảnh thơ mộng và các kiến trúc, lâu đài cổ kính chỉ có ở trong truyện cổ tích. Bạn thấy Đức có tuyệt vời không? Ở đây thậm chí còn có chế độ miễn học phí cho các du học sinh.
Nhưng để đạt được những điều đó Đức đã phải trải những cuộc chiến tranh lâu dài trong những năm đầu của thế kỷ 20. Trước cái tên “Cộng Hòa Liên Bang Đức” trở thành tên gọi chính thức của quốc gia thì Đức đã phải trải qua những công cuộc thay đổi tên gọi đầy khó khăn. Bài viết thách thức “xây dựng miền Đông” hôm nay là chia sẻ về quá trình thống nhất nước Đức.
Xem thêm: Tháp quan sát tại Heilmeyer
Trước khi Đức có thể đi đến thống nhất, đất nước phải trải qua lịch sử chiến tranh gay gắt của đảng Cộng Hòa và đảng Đức Quốc Xã, hay còn biết đến đảng phát xít do thủ tướng kiêm quốc trưởng Adolf Hitler cầm đầu. Trận chiến giữa hai đảng diễn ra rất khốc liệt thời đó. Cuộc chiến cũng là nguyên nhân gây sự phân chia hai phía Đông Đức và Tây Đức từ 1949 đến 1990. Trong thời kỳ đó còn nổi lên sự kiện bức tường Berlin.
Bức tường được xây vào năm 1952 với mục đích là ngăn người dân Tây Đức tự do bước sang Đông Đức. Tây Đức lúc bấy giờ là một nước cộng hòa nghị viện liên bang, đi theo chế độ kinh tế thị trường xã hội. Vào năm 1948 bắt đầu trở thành một nước nhận viện trợ từ kế hoạch Marshall để tái thiết lại nền công nghiệp của mình. Konrad Adenauer được người dân bầu làm thủ tướng liên bang đầu tiên vào năm 1949 và nhiệm kỳ của ông kéo dài được 14 năm (tới năm 1963). Thông qua sự lãnh đạo của ông, Tây Đức đã có sự phát triển kinh tế dài hạn trong năm 1950, đây được gọi là “kỳ tích kinh tế”.
Bức tường Berlin sụp đổ làm nền là Cổng Brandenburg - biểu tượng thống nhất nước Đức
Đông Đức là một quốc gia thuộc khối phía Đông, đất nước nằm dưới quyền kiểm soát của của Liên Xô ở cả hai mặt quân sự và chính trị. Cải cách kinh tế đi theo chế độ kinh tế của Liên Xô. Quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức luôn căng thẳng trong tình hình lúc bấy giờ. Có nhiều người tuyên truyền rằng Tây Đức do nhận trợ giúp từ quốc gia khác nên trở nên phát triển hơn Đông Đức. Điều này làm cho hai nước luôn ganh ghét lẫn nhau. Mối quan hệ này tiếp tục cho đến khi bức tường Berlin sụp đổ, đây là bước ngoặt cho sự phát triển của phía Đông trong công cuộc thống nhất nước Đức sau này.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết khi đi du lịch Đức
Sau khi Cộng Hòa Dân Chủ Đức sụp đổ mới thấy rằng, hiệu suất lao động trung bình của CHDC – Đức chỉ bằng 1/3 hiệu suất lao động của Cộng Hòa Liên Bang Đức. Vì thế cơ quan quản thác được ủy quyền tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh cuối cùng đã không thu được số lãi 600 tỷ D-Mark (khoảng 300 tỷ Euro) như mong đợi, mà còn bị hụt 230 tỷ D-Mark. Hy vọng lấy khoản thu từ việc tư nhân hóa cái gọi là “tài sản nhân dân” chi cho các dự án đầu tư cần thiết vào cơ sở hạ tầng của các bang mới đã không trở thành hiện thực.
Nước Đức trong thời kỳ đầu của công cuộc thống nhất
Chi phí cho quá trình thống nhất nước Đức đã phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với những dự báo bi quan nhất. Người dân miền Đông phải chịu đựng những gánh nặng xã hội của sự thống nhất, còn người dân miền Tây chủ yếu phải chịu đựng gánh nặng tài chính. Vì thế sau năm diệu kỳ 1989 /1990 là một quá trình tiệm cận chừng mực với những triển vọng lâu dài. Trong khi đó những thành tựu của quá trình “ Xây dựng miền Đông “ tuy dần dần đã hiện hình, nhưng không phải lúc nào cũng được ghi nhận xứng đáng.
Một trong những kết quả gây chấn động nhất của công cuộc “ Xây dựng miền Đông “ là quá trình tu bổ những khu phố nội thành không chỉ của những thành phố như Dressden, Leipzig, Chemnitz hoặc Halle là những thành phố đã bị suy tàn dần dần trong thời kỳ CHDC – Đức. Những thành công tiếp theo là việc trang bị hệ thống viễn thông thuộc loại hiện đại nhất Châu u cho các bang mới, xây dựng một môi trường cảnh quan đa dạng có sức cạnh tranh, cũng như giành vị trí dẫn đầu thế giới cho những nhà máy hoạt động trong lĩnh vực công nghệ năng lượng mặt trời và môi trường mới xây dựng tại đó. Trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và thiên nhiên, phát triển du lịch và bảo tồn kho tàng văn hóa cũng đã có những nỗ lực to lớn.
Chi phí cho quá trình thống nhất nước Đức đã phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với dự báo.
Đối diện với những thành công đó là trào lưu di cư nổi tiếng nhất là của giới trẻ từ miền Đông sang miền Tây Đức – tuy đã giảm nhiều so với những năm đầu tiên sau thống nhất – và cùng với trào lưu này là tình trạng giảm và già hóa dân số của những bang mới. Trào lưu người di cư từ miền Đông đi ngược hướng với khối lượng tài chính chuyển từ miền Tây sang miền Đông đến năm 2009 ước tính lên đến 1,6 nghìn tỷ Euro (đã trừ đi đóng góp tài chính của miền Đông).
Tình hình quốc gia sau khi thống nhất nước Đức
Những nỗ lực trong quá trình “ Xây dựng miền Đông “ là một điển hình cho tình đoàn kết quốc gia mà có lẽ khó có thể có được trong một không khí chính trị mang đậm dấu ấn những cuộc tranh luận mang tính chất hậu quốc gia. Cho dù có những tiến bộ, nhưng cân bằng điều kiện sống giữa miền Đông và miền Tây trong tương lai sẽ vẫn là một chủ đề trọng tâm trong quá trình hoàn thiện việc thống nhất bên trong của nước Đức. Báo cáo hàng năm của chính phủ liên bang về mức độ thống nhất nước Đức cung cấp thường xuyên một bức tranh tổng quát về những sự phát triển đổi thay trong nước.
Tags: nước đức, thống nhất nước đức, lịch sử nước đức, tìm hiểu về nước, nước đức từng được mệnh danh là gì, nước đức có gì nổi tiếng
TIN LIÊN QUAN
Những chia sẻ từ Đại diện trường Schule & Akademie về chương trình du học nghề Chuyển tiếp đã mở ra cho du học sinh...
Giới thiệu về Tập đoàn Xây dựng hàng đầu tại Đức - BiW và lợi ích hấp dẫn khi du học nghề Đức.
Với những chia sẻ thực tế từ Đại diện Tập Đoàn BiW, người tham dự đã có cái nhìn toàn cảnh, từ đó có định hướng rõ...
Thông tin chi tiết về Hội thảo “Đột Phá Tương Lai: Du Học Nghề Đức - Nhận Bằng Đại Học”
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
| Chính sách bảo mật thông tin | Hình thức thanh toán | Quy định chung
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310635296 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp.
Giấy Phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ số 3068/QĐ-GDĐT-TC do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM cấp
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG